Nuôi tôm không thể thiếu thức ăn chức năng

Thứ bảy, 12/10/2019 - 03:58 PM      523

Các loại thức ăn chức năng mới, gia tăng giá trị của khẩu phần ăn thông qua việc cải thiện sức khỏe và tăng trưởng của tôm nuôi để hỗ trợ sản xuất hiệu quả hơn.

Tác dụng tích cực

Các thành phần thức ăn chức năng hiện đã được sử dụng trong chế biến thức ăn công nghiệp, gồm các chiết xuất thảo dược, chất kích thích miễn dịch, enzyme, chất hấp thụ độc tố nấm mốc, axit hữu cơ, chế phẩm sinh học probiotic/prebiotic và nucleotide. Hàng loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của prebiotic, nucleotide và peptide lên hiệu suất tăng trưởng, kháng bệnh và đáp ứng miễn dịch, hình thái học đường ruột của tôm nuôi, gồm cả tôm thẻ chân trắng.

 Nucleotide giữ vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của tôm nuôi suốt giai đoạn đầu đời vì thành phần này thúc đẩy tăng trưởng nhanh và sao chép tế bào, tăng khả năng kháng bệnh và sức chống chịu của vật nuôi trước các yếu tố gây stress, hỗ trợ và cải thiện miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng, đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp sinh học các axit amin không thiết yếu. 

Các nucleotide trong thức ăn cũng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của tôm nói chung. Bổ sung nucleotide vào khẩu phần ăn của tôm giống còn giúp cải thiện tỷ lệ tăng trưởng riêng và tăng trọng đến khi tôm đạt cỡ thương phẩm. Tỷ lệ biến đổi thức ăn cũng được cải thiện và khả năng hấp thu các chất béo và protein hiệu quả hơn. Nucleotide cũng nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, năng suất sinh sản gồm đường kính trứng, sức sinh sản tuyệt đối và thời gian ủ bệnh.

Trong khi đó, người nuôi tôm trên thế giới vẫn đang tiếp tục cắt giảm sử dụng bột cá trong công thức thức ăn do chi phí cao và không bền vững. Do đó, bổ sung hoặc thay thế bột cá bằng các thành phần chức năng mới đang trở thành xu hướng phổ biến hơn nhằm đạt hiệu suất tối ưu trong nuôi tôm. 

Bổ sung thức ăn chức năng giúp cải thiện sức khỏe và tăng trưởng tôm

 

 Công nghệ đột phá

Công ty Menon tại Mỹ đã tham gia phát triển và sản xuất những sản phẩm protein bền vững, chất lượng cao, giàu chất dinh dưỡng. Bằng quy trình được cấp bằng sáng chế, Công ty đã sản xuất các loại đường gốc hydrocarbon từ nguyên liệu nông nghiệp để chế biến thành phần thức ăn chức năng. Những thành phần này dưới thương hiệu MrFeed được coi là giải pháp thay thế các loại thức ăn không bền vững trên thị trường hiện nay, đặc biệt là bột cá. Công nghệ đột phá đã tạo ra thành phần thức ăn mới, giúp cải thiện đáng kể sức khỏe hệ miễn dịch ở vật nuôi, làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng. Việc bổ sung hàng loạt các prebiotic, nucleotide và peptide đã tạo ra công thức thức ăn chức năng có thể làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các phương pháp trị bệnh khác. Tận dụng những sản phẩm nông nghiệp dồi dào và phụ phẩm liên quan còn giảm áp lực lên môi trường và cải thiện dấu chân carbon của ngành NTTS và chăn nuôi. Ngược lại, nhiều hãng dinh dưỡng cũng tăng cường cạnh tranh bằng công nghệ chế biến ngũ cốc, sản phẩm phụ chăn nuôi, khô dầu côn trùng, tảo biển và protein đơn bào, dầu cá… để sản xuất thức ăn. Tuy nhiên, một số công ty này gặp nhiều rào cản như yếu tố kháng dinh dưỡng, quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế và khả năng tiêu hóa của thành phần thức ăn. 

Các thành phần thức ăn chức năng của Menon lại khắc phục được các yếu tố kháng dinh dưỡng mà nhiều loại thức ăn truyền thống thường gặp phải. Sản phẩm của Menon cũng thay thế và bổ sung cho nhiều loại ngũ cốc, phụ phẩm chăn nuôi, bột cá và các thành phần khác hiện đang có trong công thức thức ăn thủy sản, đáp ứng nhu cầu đang gia tăng trên toàn cầu với các sản phẩm thức ăn bền vững. Hàng loạt thử nghiệm đã chứng minh hiệu quả vượt trội so với thức ăn truyền thống về  bền vững, tăng trưởng và sức khỏe.

 3 năm qua, Menon đã mở rộng thử nghiệm tại nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh trong các trại nuôi tôm công nghiệp với sự hỗ trợ của nhiều nông dân nuôi tôm. Tới nay, hàng nghìn tấn thức ăn công nghiệp đã được gia tăng giá trị nhờ bổ sung thêm thành phần chức năng và đã được nhiều nông dân nuôi tôm công nghiệp sử dụng trong mọi pha nuôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng của tôm. Hầu hết các trại nuôi tôm tại Andhra Pradesh, Ấn Độ đã có những vụ nuôi bội thu nhờ sử dụng thành phần thức ăn chức năng; trong đó, không ít hộ từng khốn đốn vì dịch bệnh  như WSSV, EHP.
Theo:contom.vn

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Ngành tôm chạy nước rút trong mùa nuôi nghịch
Thứ hai, 16/09/2024 - 09:10 AM
96
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
255
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
Thứ sáu, 26/07/2024 - 08:15 AM
236
Tin xem nhiều
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
255
Ngành tôm chạy nước rút trong mùa nuôi nghịch
Thứ hai, 16/09/2024 - 09:10 AM
96