Trí tuệ nhân tạo (AI): Cách mạng hóa nuôi trồng thủy sản

Thứ hai, 17/02/2020 - 08:34 PM      536

Những giải pháp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực NTTS. AI có tiềm năng tạo cú hích tăng trưởng và đưa ngành thủy sản tiếp tục tiến xa hơn trong tương lai.

Trước đây, nông dân đều phải dựa vào kinh nghiệm và trực giác để cho tôm, cá ăn hoặc dự đoán dịch bệnh; nhưng nay, AI có thể làm được những công việc này hiệu quả hơn.

Unitron là một hãng công nghệ NTTS tại Nhật Bản và Singapore, chuyên cung cấp các nền tảng dữ liệu bằng IoT, cảm ứng điều khiển từ xa qua vệ tinh và AI. Một trong những giải pháp mới nhất của Unitron là Umitron Cell (Cell) - máy cho ăn thông minh có sức chứa 400 kg thức ăn, gồm một hệ thống quản lý năng lượng mặt trời, máy tính, cảm biến khối lượng, máy chia thức ăn và một camera quan sát vật nuôi 24 giờ/ngày. Cell được kiểm soát từ xa qua các video ghi lại hình ảnh tôm, cá và gửi về điện thoại di động hoặc máy tính. Cell được lắp đặt vào các lồng cá và cho phép nông dân kiểm tra các đoạn video phát sóng trực tiếp hoặc dữ liệu đã được lưu lại. Nông dân có thể điều chỉnh thời gian của máy cho ăn, cài đặt lượng thức ăn để tinh chỉnh quá trình cho ăn, kiểm tra lịch sử cho ăn, dữ liệu vật nuôi để nắm được khối lượng thức ăn đã sử dụng từ những ngày, tuần hoặc tháng trước. Cell được sử dụng nối tiếp với công nghệ đo độ thèm ăn của cá bằng thuật toán AI (FAI). Đây là một hệ thống phát hiện mức độ thèm ăn của cá trong thời gian thực bằng thuật toán máy học, giúp phân tích dữ liệu video đã được tập hợp trực tiếp từ nhiều vị trí trại nuôi để tính toán độ thèm ăn của cá. Nông dân kiểm tra số liệu FAI để xác định thời điểm cá đói hoặc no, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

AI có thể tạo ra cuộc cách mạng hóa toàn ngành NTTS. Ảnh: ST

Các hãng công nghệ khác cũng đang tìm cơ hội nắm bắt tiềm năng của AI trong lĩnh vực dự đoán dịch bệnh. Aquaconnect, một công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ đang giúp nông dân nuôi tôm dự đoán dịch bệnh và cải tiến chất lượng nước bằng ứng dụng di động FarmMOJO. Công cụ này sử dụng công nghệ máy học giúp người nuôi nắm bắt toàn bộ tình hình trang trại và gợi ý các bước hành động phù hợp. “Công nghệ thông minh chính là chìa khóa để quản lý dịch bệnh tốt hơn và đạt sản lượng cao hơn. Nó thúc đẩy quá trình phát hiện nhanh, báo cáo thời gian thực và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu đã dược phân tích”, theo Rajamanohar Somasundaram, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Aquaconnect.

Nông dân kiểm tra FAI

Theo các chuyên gia,sự ứng dụng rộng rãi của AI có thể tạo ra một cuộc cách mạng hóa toàn ngành NTTS, nhưng ứng dụng các ý tưởng và công nghệ mới mất nhiều thời gian nên có thể gây ra sự nản chí. Do đó, đã đầu tư cho AI, hãy kiên trì. Tuy nhiên, với những loài có giá trị thấp, chỉ tiêu thụ nội địa, thì đầu tư mạnh tay cho AI sẽ tốn kém và vô nghĩa. Nông dân nên cải tiến NTTS bằng các thiết bị IoT giá cả phải chăng hoặc thiết bị nuôi thông minh để tạo thuận lợi cho quá trình giám sát liên tục chất lượng nước và sự tăng trưởng của vật nuôi. Mặt khác, người nuôi tôm và cá quen làm việc qua kinh nghiệm “truyền miệng” nên rất cần hướng dẫn cụ thể khi ứng dụng công nghệ. Thách thức nữa chính là khâu xử lý tất cả dữ liệu đã tổng hợp được. Xây dựng phương pháp xử lý và sử dụng dữ liệu, thông tin để làm cơ sở đưa ra quyết định không dễ dàng như khi tổng hợp dữ liệu. Mọi dữ liệu sẽ trở nên vô ích nếu không tìm ra cách sử dụng chúng.

Để tăng cường ứng dụng của AI, các hãng công nghệ cần thu hút nông dân về cảm xúc và lý trí. Khi nông dân nhận ra họ không cần phải làm việc quần quật 7 ngày/tuần nhờ AI, thì đó cũng là lúc AI tác động đến cuộc sống của họ. Về mặt lý trí, khi chứng minh rõ ràng lợi nhuận gia tăng nhờ các quyết định chính xác trên cơ sở dữ liệu AI, chắc chắn đầu tư và ứng dụng AI sẽ tăng vọt trong ngành NTTS.
Theo: Thủy sản Việt Nam

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Các nhà máy vẫn cần nguồn tôm nguyên liệu
Thứ năm, 23/04/2020 - 03:43 PM
964
Nuôi tôm không kháng sinh ở Khánh Hòa
Thứ ba, 21/04/2020 - 03:05 PM
961
Bắc Giang: Hiệu quả nuôi cá VietGAP
Thứ ba, 24/03/2020 - 03:35 PM
864
Tin xem nhiều
Mỹ : Nhập khẩu tôm  nửa đầu năm giảm nhẹ
Thứ tư, 14/08/2024 - 08:09 AM
48