Nếu Trung Quốc phục hồi về mức trước đại dịch, sẽ là tin tốt cho ngành. Tuy nhiên, nhu cầu ở Mỹ vẫn chậm. Nhu cầu tại EU cũng chậm tuy nhiên, vẫn lạc quan hơn Mỹ một chút. Các nhà sản xuất châu Á vẫn phải đối mặt với chi phí đầu vào cao. Đồng USD mạnh hơn giúp giảm bớt thua lỗ.
Nhu cầu từ Trung Quốc có thể tăng trong những tháng đầu năm 2023 tuy nhiên Rabobank cho rằng đây là nhu cầu từ các nhà NK, chứ không có nghĩa là nhu cầu người tiêu dùng Trung Quốc cũng tăng.
Tại Trung Quốc, vì giá tôm hiện đang thấp, các nhà NK đang mua càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, niềm tin người tiêu dùng vẫn thấp mặc dù chính phủ đã nới lỏng quy định phòng dịch, người tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn miễn cưỡng ăn uống ở ngoài.
Nhiều nhà hàng ở Trung Quốc vẫn chưa hoạt động hết 100% công suất vì người dân vẫn lo ngại dịch bệnh Covid và vẫn thận trọng khi đi ra ngoài.
Tại thị trường Mỹ, giá tôm chân trắng không chỉ thấp, giá mặt hàng này vẫn tương đối thấp hơn so với các loại protein khác.
Trên thị trường này, năm 2021, khi giá cả tăng, giá tôm vẫn tương đối phải chăng và một trong những nguyên nhân là do giá các sản phẩm động vật khác tương đối cao. Kỳ vọng mức giá tôm thấp sẽ giúp nhu cầu tăng.
Tại EU, giá tôm nuôi cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, mức giảm giá bắt đầu muộn hơn ở Mỹ. Giá tại Mỹ chạm đáy vào cuối năm 2021 trong khi tại EU, giá chạm đấy cuối năm 2022.
Các hãng bán lẻ ở Hà Lan cho thấy, giá tôm nuôi hiện tại đã giảm trở lại mức cuối năm 2022.
Rabobank dự báo nguồn cung tôm chân trắng nuôi giảm trong năm 2023. Các nhà sản xuất châu Á, điển hình là Ấn Độ đang lo ngại về nhu cầu thị trường và trì hoãn thả nuôi.
Sản lượng tôm Ấn Độ trong năm 2023 dự báo giảm 13% so với năm 2022 do nhu cầu từ các thị trường tiêu thụ không ổn định và chi phí nuôi tôm cao hiện tại. 90% người nuôi tại Ấn Độ có khả năng không tăng mật độ tôm nuôi trong ao. Mặc dù có sự khuyến khích của chính phủ nhưng nhiều người nuôi chỉ tập trung vào diễn biến giá và diễn biến này sẽ chi phối các quyết định của họ.
Indonesia cũng dự kiến giảm 4% sản lượng tôm năm 2023 do nhu cầu chậm. Họ cũng phải đối mặt với một số vấn đề về sản xuất như thiếu quy định kiểm soát trại giống. Hiện Indonesia phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và đang hướng tới thị trường Trung Quốc.
Nguồn tin: Vasep