Nhất định phải xây dựng ngành thủy sản có dấu ấn lịch sử

Thứ bảy, 25/12/2021 - 04:55 PM      528

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh mục tiêu xây dựng ngành thủy sản có dấu ấn lịch sử trong Hội nghị tổng kết 2021, triển khai kế hoạch 2022 của Tổng cục Thủy sản.


Vượt khó ngoạn mục

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020 (8,64 triệu tấn). Cụ thể, sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn).

Mặc dù có tăng so với năm 2020, song một số chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản không đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020 (tổng là 8,89 tỷ USD).

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, mặc dù trong điều kiện chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nhưng Tổng cục thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các địa phương, chủ động, kịp thời báo cáo Bộ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương các giải pháp linh hoạt, phù hợp trong sản xuất, duy trì tăng trưởng, tốc độc tăng giá trị sản xuất thủy sản và tổng sản lượng thủy sản năm 2021 tăng so với 2020, đạt được chỉ tiêu đề ra.

Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của ngành thủy sản trong năm 2021 khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch Covid-19 như không vận chuyển được sản phẩm, con giống lẫn vật tư, thức ăn… khiến sức tiêu thụ giảm đến 25-30% trong giai đoạn dịch căng thẳng ở khu vực phía Nam.

Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, nhờ dự báo chính xác và phản ứng quyết liệt trong cả 3 lĩnh vực sản xuất, lưu thông và phân phối nên ngành thủy sản mới có được kết quả khả quan như năm vừa qua.

"Đây là những con số rất ngoạn mục, đóng góp vào phát triển chung của Bộ NN-PTNT trong năm 2021”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Để có được kết quả này, Thứ trưởng cho rằng trong những năm qua, Luật Thủy sản cùng nhiều văn bản, quy định khác liên quan đến ngành đã từng bước đi vào cuộc sống.
 

Xây dựng ngành thủy sản có dấu ấn

Về năm 2022,Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu cơ bản duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, trong đó điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Trong đó, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,73 triệu tấn, bằng 100,03% so với ước thực hiện năm 2021 với sản lượng khai thác khoảng 3,78 triệu tấn, bằng 96,4%; sản lượng nuôi trồng 4,95 triệu tấn, bằng 103%.

Mục tiêu đối với các sản phẩm quốc gia là: Sản lượng cá tra 1,6 triệu tấn; tôm nước lợ 950 nghìn tấn, trong đó, tôm sú 275 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 675 nghìn tấn. Trong khi đó, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản Tổng cục đưa ra là đạt khoảng 8,9 tỷ USD, bằng 100,1% so với 2021.

Chia sẻ về tương lai của ngành, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh mục tiêu xây dựng ngành thủy sản có dấu ấn lịch sử. Về nuôi trồng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng cần có các biện pháp để đẩy mạnh thêm năng suất bằng cách đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng năm tiếp theo.

Còn với khai thác, ông Phùng Đức Tiến yêu cầu cần quản lý tốt hạn ngạch, sản lượng khai thác cũng như đảm bảo vấn đề an toàn trên biển hay chuyển đổi nghề cho lao động không đi biển nữa.

"Do đó, cần có tư duy một cách hệ thống và tổ chức thực hiện một cách quyết liệt thì mới đạt được các mục tiêu đã đưa ra”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Ngành tôm chạy nước rút trong mùa nuôi nghịch
Thứ hai, 16/09/2024 - 09:10 AM
147
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
309
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
Thứ sáu, 26/07/2024 - 08:15 AM
313
Tin xem nhiều