Trong bối cảnh khó khăn về thị trưởng, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10-15%, nhưng kim ngạch XK vẫn đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% so với với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, giá trị XK lâm sản chính đạt 7,93 tỷ USD, tăng 18%; gỗ và sản phẩm gỗ (7,5 tỷ USD, tăng 16,8% và triển vọng sẽ đạt mục tiêu kim ngạch XK 11 tỷ USD năm 2019)...
Trong khi đó, một số nhóm ngành hàng cũng đã ghi nhận tụt giảm về kim ngạch XK so với 9 tháng đầu năm 2018 như: cà phê (2,1 tỷ USD, giảm 21,8%); gạo (gần 2,24 tỷ USD, giảm 9,8%); hạt điều (2,4 tỷ USD, giảm 5,4%); rau, quả (2,15 tỷ USD, giảm 4,3%); tôm (2,4 tỷ USD, giảm 8,0%).
Giá trị SX toàn ngành nông nghiệp vẫn tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2018
Mặc dù vậy, thặng dư thương mại nông lâm thủy sản vẫn đạt 6,86 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với cùng kỳ 2018.
Về lĩnh vực chăn nuôi, ảnh hưởng lớn của dịch bệnh tả lợn châu Phi dẫn đến sản lượng thịt lợn giảm 8,0%, giá trị SX giảm 0,6%. Tuy nhiên, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng, như: thịt trâu đạt 70,5 nghìn tấn, tăng 3,1%; thịt bò đạt 264,9 nghìn tấn, tăng 4,2%; thịt gia cầm đạt 931,4 nghìn tấn, tăng 13,5%; trứng đạt 9,2 tỷ quả, tăng 10,0%. sữa tăng 9,3%,...
9 tháng đầu năm, Bộ NN-PTNT đã tiếp tục quyết liệt đàm phán, mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản cho sản phẩm nông, thủy sản như: Triển khai XK sữa sang Trung Quốc; đẩy nhanh tiến trình đánh giá rủi ro để xuất sớm XK tổ yến; các trái cây như sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na; khoai lang; thạch đen. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn cho 02 doanh nghiệp XK gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp xử lý vướng mắc về hoạt động XNK nông thủy sản giữa Bộ NN-PTNT, Tổng cục Hải quan Trung Quốc và lãnh đạo các tỉnh biên giới cả hai phía Việt Nam - Trung Quốc đối với việc áp dụng bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, chứng thư XK, vấn đề kiểm dịch động thực vật...
Theo: Thuỷ Sản Việt Nam