Virus đốm trắng xâm nhập vào tôm như thế nào?

Thứ bảy, 13/11/2021 - 05:01 PM      462

Nhóm nghiên cứu của Hans Nauwynck tại Đại học Ghent, Bỉ đã phát hiện ra nơi mà whitespot virus (WSSV – gây bệnh đốm trắng) xâm nhập vào cơ thể tôm.

tôm thẻ chân trắng
Bệnh đốm trắng trên tôm do white spot syndrome virus (WSSV) gây ra.
 

Nhóm nghiên cứu của Hans Nauwynck tại Đại học Ghent, Bỉ đã phát hiện ra nơi mà whitespot virus (WSSV – gây bệnh đốm trắng) xâm nhập vào cơ thể tôm.

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế nặng nhất trong ngành nuôi tôm. Nhưng cách virus xâm nhập vào từng con tôm vẫn chưa rõ ràng. Cho đến tận bây giờ bí ẩn đó đã được Hans Nauwynck, một giáo sư tại Đại học Ghent phát hiện ra.

Nauwynck nói: “Đối với tôi, với tư cách là một nhà virus học, đây là câu hỏi lớn nhất trong cuộc đời - làm thế nào mà tôm bị nhiễm bệnh?”.

Nghiên cứu trước đây của nhóm Nauwynck đã chứng minh rằng tôm không thể bị nhiễm bệnh khi ngâm trong nước có chứa WSSV, cũng không phải qua đường ruột - không có cách xâm nhập rõ ràng, dù là qua đường tiêu hóa hay màng ngoài biểu bì.

Nauwynck đã thảo luận điều này với một trong những nhóm nghiên cứu của anh- Thuong Van Khuong và chính những hiểu biết của Van Khuong đã dẫn đến khám phá này. Nauwynck giải thích: “Tôi nói với Van Khuong, có chỗ nào trên cơ thể con tôm không được vỏ bảo vệ không và anh ta nói,“ vâng thưa giáo sư, có một nơi, tuyến ăng-ten”.

Các thành viên của nhóm, bao gồm Van Kuong và Gaëtan De Gryse, sau đó bắt đầu tập trung vào hình thái của tuyến ăng-ten.

Nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra rằng “tuyến” là một cổng xâm nhập chính của các mầm bệnh – do cấu trúc của tuyến anten không được bảo vệ bởi lớp biểu bì. Và nghiên cứu của họ cho thấy cái gọi là tuyến này phức tạp hơn nhiều so với những gì họ nghĩ trước đây. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó chứa thận, bàng quang và một mạng lưới túi lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lột xác và tăng trưởng.  Các nhà nghiên cứu đề xuất một tên mới cho tuyến - "Nephrocomplex."
Nephrocomplex là cổng xâm nhập mầm bệnh đã được xác nhận bằng thí nghiệm tiêm virus WSSV, vi khuẩn V. Campbellii và thành công gây bệnh cho tôm. Sự tiếp xúc chặt chẽ của Nephrocomplex mầm bệnh có thể dễ dàng tiếp xúc được với các cơ quan nhạy cảm khác như: Hệ thần kinh, đường tiêu hóa, cơ quan bạch huyết, mang, gan tụy và các cơ trên cơ thể tôm.
tuyến ăng-ten
Nephropore với kẽ rỗng - nơi kết nối tuyến ăng-ten với bên ngoài, đã được chứng minh là cánh cổng xâm nhập chính của mầm bệnh. Đầu mũi tên màu đen chỉ vào hai van của Nephropore. Hai đầu mũi tên màu trắng chỉ vào khe hở mầm bệnh xâm nhập vào.

Cách virus đốm trắng xâm nhập vào cơ thể tôm

Một thử nghiệm in vitro nhỏ đã được tiến hành, tạo áp lực mô phỏng từ bên trong của tôm để các “van” bài tiết mở ra. Quan sát thấy trong điều kiện bình thường chỉ khi tôm bài tiết thì van này mới được mở ra. Khi van của các tế bào bài tiết mở ra thường xuyên thì đó chính là cơ hội để mầm bệnh xâm nhập. 
Các nhà khoa học lưu ý rằng độ mặn giảm khiến tôm dễ bị tác động bởi mầm bệnh. Khi độ mặn giảm đột ngột sẽ thúc đẩy tôm bài tiết số lượng “nước tiểu” hơn và với tần suất cao hơn. Trong quá trình thải nước tiểu qua ống thận, các van sẽ mở. Ngay từ khi kết thúc đường thoát nước tiểu đến khi van đóng lại, có một dòng nước bên ngoài với các mầm bệnh xâm nhập vào thận. Nếu mầm bệnh có độc lực cao tồn tại trong nguồn nước này, nephrocomplex sẽ đóng vai trò cổng xâm nhập của WSSV và các mầm bệnh khác, bao gồm cả vi khuẩn gây ra hội chứng chết sớm (EMS).
Cuối cùng, các nhà khoa học cũng xác nhận quan sát trong thực tiễn của những người nuôi tôm rằng lượng mưa lớn có liên quan đến sự bùng phát của bệnh WSSV trong các ao nuôi ngoài trời. Việc giảm độ mặn cho phép vi rút xâm nhập vào nephrocomplex theo cách tự nhiên và gây ra nhiễm trùng. Do đó người nuôi có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm tác động của tác động của việc giảm độ mặn đến sự bùng phát dịch bệnh trên tôm.
Những phát hiện này mở đường cho việc kiểm soát dịch bệnh có định hướng trên tôm. Việc xác định nephrocomplex như một cổng xâm nhập của mầm bệnh sẽ giúp tập trung vào việc tìm kiếm các biện pháp kiểm soát đối với cơ quan này. 
 

Lệ Thủy 

Nguồn: Tepbac.com
Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Ngành tôm chạy nước rút trong mùa nuôi nghịch
Thứ hai, 16/09/2024 - 09:10 AM
147
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
309
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
Thứ sáu, 26/07/2024 - 08:15 AM
313
Tin xem nhiều