KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC

Thứ tư, 24/07/2019 - 04:08 PM      966

Hoa Cúc màu Đà Lạt rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán.

Trồng cúc màu Đà Lạt để có được hoa có chất lượng tốt bạn nên trồng và chăm sóc theo quy trình sau: 

     1. Giống: Hiện nay trên thị trường có nhiều giống hoa cúc màu Đà Lạt F1. Đây là giống cúc có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 30 - 35 cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh là 70 - 80 ngày. 
     2. Thời vụ: Có thể trồng hoa vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên đán. Đối với cúc màu Đà Lạt thì gieo trồng trễ nhất là vào 20/10 (âm lịch) 
     3. Ươm cây con: Đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1. 
Có thể dùng túi nilon, bằng lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 6 cm x 8 cm, bầu được đặt cách mặt đất 20 - 25 cm. Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt. Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3 - 5 ngày hạt sẽ nảy mầm hết, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. Sau 5 ngày thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10 giờ đậy lại. Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.
    4. Cấy cây con ra luống trồng: Sau 15 - 17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra luống với mật độ là 350.000 cây/ha.
Chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10 giờ sáng tưới lần 2 và 16 giờ chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). 
    5. Chăm sóc - Bón phân:  Chăm sóc hoa cúc là một trong những công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo cho cây phát triển tốt và tăng chất lượng hoa.
    * Tưới nước: Phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm đất là 70 -75%.
    * Bón phân: Ngoài lượng phân bón lót cho Cúc trước khi trồng phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây.
Lượng phân bón cho 1000 m2 là: phân hữu cơ vi sinh 150 kg + 20 kg ure + 35 kg supe lân + 20 kg kali.
    - Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ vi sinh 150 kg + 2/3 lượng phân lân + 2/3 lượng phân kali + ¼ lượng phân đạm. 
    - Bón thúc: lượng phân còn lại dùng bón thúc được chia đều làm 3 đợt sau đây:
    +  Lần 1: lúc cây phân cành mạnh và chuẩn bị phân hóa mầm hoa.
    +  Lần 2: Lúc cây bắt đầu ra nụ.
    +  Lần 3: Lúc cây bắt đầu ra hoa.
* Chăm sóc: 
    + Làm cỏ, vun xới: Đất phải được xới xáo, vun gốc và kết hợp làm cỏ. Nhưng khi cây đã phát triển mạnh và có nhiều rễ (sau trồng khoảng 40 ngày) không nên xới sâu, chỉ cần nhổ cỏ và vun gốc là được.
    + Kỹ thuật xử lí ra hoa: nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân ure theo tỉ lệ 10gr/ 10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi. Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lí bằng cách ngưng tưới nước 1 - 2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với lân để kích thích cây ra hoa sớm
    + Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để điều tiết sinh trưởng của cây và điều khiển nở hoa theo ý muốn bằng các biện pháp: Chiếu sáng bổ sung; tăng, giảm nhiệt độ hoặc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng như: GA3, C sủi ...
    6. Phòng trừ sâu bệnh
    - Cúc ít bị sâu hại nhưng rất nhiều rệp, chúng hút nhựa làm cây sùi ngọn, xoăn ngọn, lá co dúm, lá lốm đốm sọc vàng khi có rệp ta phải phun Bi58 0,1 - 0,3‰ hay Wufatox 0,5‰. Trường hợp nặng phải dùng Decis 0,1 - 0,2‰.
   + Sâu xanh: Sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.
     + Sâu khoang: Ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt, diệt sâu, ngắt ổ trứng... lựa chọn một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95P nồng độ 0,1%, Sumicidin 0,1 - 0,15%...    
    - Cúc còn bị bệnh lá vàng do cây bị ngập nước hay đói dinh dưỡng, đây là bệnh sinh lí, biện pháp phòng trị là tỉa bỏ lá già vàng làm thoáng gió xới nhẹ thoáng gốc và tưới phân loãng. 
Theo: khuyennongtphcm

Tags:
Ý kiến của bạn
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu
Thứ hai, 30/09/2024 - 09:30 AM
174
Giải bài toán nuôi tôm công nghệ cao
Thứ hai, 19/08/2024 - 03:09 PM
182
Nuôi tôm dễ dàng nhờ ao tròn nổi
Thứ năm, 01/02/2024 - 04:21 PM
291
Tin xem nhiều
Vai trò của AI trong nuôi trồng thủy sản!
Thứ tư, 30/10/2024 - 02:45 PM
140