Đắk Nông: Mô hình thâm canh xoài ứng dụng công nghệ cao

Thứ sáu, 03/01/2020 - 03:01 PM      897

Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới ôn hòa, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, ngoài các cây chủ lực như cà phê, tiêu, điều… thì cây ăn quả cũng là một trong những loại cây có nhiều lợi thế phát triển ở địa phương.

Trong những năm gần đây, diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phát triển nhanh, từ 4.000 ha năm 2013 đến nay diện tích đã tăng lên khoảng 7.500 ha. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy tình trạng phát triển tự phát, không theo qui hoạch, dẫn đến người trồng gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm, năng suất không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Từ những thực tế trên, Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông đã triển khai mô hình thâm canh xoài sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân gắn với liên kết theo chuỗi và tiêu chuẩn VietGAP bằng nguồn kinh phí của Chương trình Đề án phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với mục đích hướng người dân sản xuất theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình có 14 hộ tham gia, với qui mô 14 ha, được triển khai tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil.

Tham quan mô hình thâm canh xoài tại hộ anh Vũ Văn Tạo (thôn Sơn Trung, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil)

Để đánh giá lại kết quả sau 9 tháng triển khai thực hiện mô hình, ngày 20/12/2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội thảo tổng kết mô hình. Mô hình đạt kết quả tốt, đảm bảo các tiêu chí, chỉ tiêu về kỹ thuật, tỷ lệ vườn cây sinh trưởng đồng đều đạt trên 80%, năng suất ước đạt trung bình 18 tấn/ha, lợi nhuận thu được 188.533.000 đồng/ha. Sử dụng hệ thống tưới đúng thời điểm, đủ lượng nước cho cây xoài, tiết kiệm được nước, nhân công, nhiên liệu. Thông qua hệ thống tưới, bón phân hòa tan như urê, kali và các loại thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm chi phí phân bón, hiệu quả hấp thu phân cao, tiết kiệm được công lao động, chủ động trong bón phân.

Kết quả của mô hình từng bước làm thay đổi tập quán của người dân trong sản xuất, chuyển từ canh tác truyền thống sang sản xuất theo hướng hữu cơ, theo các tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng theo biện pháp kỹ thuật tiên tiến đạt hiệu quả cao. Mô hình có tính thuyết phục đối với người dân và khả năng nhân rộng mô hình ngày càng cao./.

Theo: http://www.khuyennongvn.gov.vn

Tags:
Ý kiến của bạn
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu
Thứ hai, 30/09/2024 - 09:30 AM
174
Giải bài toán nuôi tôm công nghệ cao
Thứ hai, 19/08/2024 - 03:09 PM
182
Nuôi tôm dễ dàng nhờ ao tròn nổi
Thứ năm, 01/02/2024 - 04:21 PM
291
Tin xem nhiều
Vai trò của AI trong nuôi trồng thủy sản!
Thứ tư, 30/10/2024 - 02:45 PM
140