Bộ NN-PTNT: Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản 990.000 ha tại ĐBSCL

Thứ năm, 30/09/2021 - 05:50 PM      382

Xác định Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm về nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 với diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 990.000 ha; sản lượng đạt trên 4,8 triệu tấn…

ao nuôi tôm
Đề án Phát triển NTTS bền vững ĐBSCL đến năm 2030 với diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 990.000 ha. Ảnh: TTXVN


Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TT ngày 12/8/2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 khoảng 3.400 tỉ đồng.

Với Quyết định này, ĐBSCL phấn đấu đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 990.000 ha (nuôi nước mặn, lợ 740.000 ha, nuôi nước ngọt 150.000 ha và 1.260.000 m3 nuôi lồng trên sông). Trong đó, tôm nước lợ đạt 720.000 ha; cá tra đạt 7.447 ha; tôm càng xanh đạt 50.000 ha; cá rô phi đạt 6.350 ha và 1.260.000 m3 lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 4.800.000 tấn.

Xây dựng vùng ven sông và vùng trũng ngập nước của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An phát triển nuôi cá tra theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt, đặc biệt là giống cá tra ở Đồng Tháp và An Giang.

Một số huyện/thị xã thuộc 11 tỉnh/thành phố, trừ An Giang và Cà Mau thì phát triển nuôi trồng thủy sản chuyên canh, xen canh các đối tượng thủy sản nước ngọt; ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng thủy sản có khả năng thích nghi rộng với độ mặn như tôm càng xanh, cá rô phi, cá kèo,... ở những vùng giáp ranh mặn ngọt.

Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang): Tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ như tôm sú, tôm chân trắng, cua, nhuyễn thể và các giống loài thuỷ sản mặn lợ khác.

Theo Bộ NN-PTNT, để thực hiện đề án cần phân vùng nuôi trồng thủy sản để nuôi chuyên canh, xen canh các giống loài thuỷ sản nước ngọt với sản xuất nông nghiệp, nuôi cá lồng bè trên sông, rạch; rà soát, đánh giá tác động và chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn sang phát triển nuôi các đối tượng thủy sản với các hình thức nuôi phù hợp như tôm nước lợ…

Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Tổ chức, quản lý sản xuất; Khoa học công nghệ, khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại sản phẩm nuôi trồng thủy sản…

Bằng những giải pháp trên, Bộ NN-PTNT kỳ vọng đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trên 4%/năm, giá trị xuất khẩu đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ…

Tuấn Quỳnh

Nguồn: Tepbac.com
Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Ngành tôm chạy nước rút trong mùa nuôi nghịch
Thứ hai, 16/09/2024 - 09:10 AM
147
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
309
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
Thứ sáu, 26/07/2024 - 08:15 AM
313
Tin xem nhiều