Axit amin tự do cải thiện hành vi của tôm và khả năng dẫn dụ thức ăn

Thứ ba, 13/08/2019 - 11:37 PM      575

Thức ăn giàu axit amin tự do tự nhiên giúp tôm ăn ngon và ăn nhiều hơn; từ đó giúp giảm đáng kể lượng thức ăn dư thừa, tránh lãng phí.

 

 
 

Trong một thử nghiệm bổ sung hỗn hợp axit amin tự do tự nhiên (MFAA) vào thức ăn cho tôm trong bể và ao nước lợ ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu tại BCF Life Science đã phát hiện những MFFA tác động tích cực tới tăng trưởng, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và lượng tiêu thụ thức ăn của tôm.

Để hiểu rõ hơn làm cách nào Kera-Stim 50, một sản phẩm chứa keratin gia cầm thủy phân giàu axit amin tự do có thể tác động tới lượng ăn vào của tôm, các nhà khoa học nói trên tiếp tục hợp tác với Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan để thực hiện tiếp một nghiên cứu mới về MFAA.

Ba nghiệm thức đối chứng được xây dựng với tỷ lệ bột cá tăng dần 15%; 7,5% và 0%. Công thức thức ăn và quá trình chế biến được thực hiện tại Đại học Kasetsart. Mỗi nghiệm thức nói trên được bổ sung 0,5% MFAA dưới dạng trộn trực tiếp vào thành phần thức ăn trước khi ép viên (Mix Group); hoặc phủ lên viên thức ăn (Coa Group). Thức ăn được phủ MFAA bằng một máy xịt cầm tay chứa 200 ml nước + 50 g MFAA. Chất này được phun xịt lên 10 kg thức ăn viên.

 

Thử nghiệm

360 tôm thẻ trắng còn nhỏ, trọng lượng ban đầu (IBW) khoảng 2,5 g/con, được chia vào 36 bể nuôi có thể tích 100 lít (10 tôm/bể). Mỗi bể được đổ đầy nước lợ (độ mặn 15 ppt).

Tôm được cho ăn theo cữ 3 lần/ngày suốt 8 tuần bằng máng ăn. Lượng thức ăn hàng ngày được phân chia tương đương 4,5% sinh khối.

Định kỳ 1 tuần/lần, các chuyên viên kỹ thuật sẽ quan sát hành vi của tôm tại mỗi bể nuôi suốt bữa ăn thứ 2 trong ngày. Như vậy, tôm được dồn vào cuối bể bằng một tấm lưới và một khay chứa lượng thức ăn vừa phải sẽ được nhúng sang một góc khác phía cuối bể để theo dõi các chỉ số sau: Khả năng dẫn dụ: Thời gian (giây) tôm lao ra và viên thức ăn đầu tiên chúng ăn vào; Dẫn dụ cả đàn: Số lượng tôm sử dụng thức ăn sau 15 phút; Kích thích ăn: Lượng thức ăn được tiêu thụ (g) trong 1 giờ. Để ước tính khối lượng thức ăn đã tiêu thụ trong 1 giờ, những viên thức ăn còn lại sẽ được thu gom, sấy khô và cân trọng lượng. Các quan sát được thực hiện 8 lần (1 lần/tuần); cuối cùng là dẫn dụ từng cá thể.

Kết quả đều cho thấy những tác động tích cực của MFAA lên khả năng dẫn dụ của thức ăn. Cho dù phối trộn với các nguyên liệu khác hoặc xịt lên viên thức ăn, MFAA vẫn tác động tích cực tới toàn bộ hành vi ăn của tôm. Trong hình 1, thời gian cần thiết để cho con tôm đầu tiên lao đến viên thức ăn đặt trong khay đã được rút ngắn. Cần phải lưu ý rằng, khoảng thời gian này tăng lên khi hàm lượng bột cá trong thức ăn của tôm bị giảm đi ở nhóm tôm đối chứng.

Dù hàm lượng bột cá cao hay thấp trong công thức thức ăn, thì MFAA vẫn rút ngắn đáng kể khoảng thời gian tôm tiếp cận thức ăn. Hình 1 chỉ ra hiệu lực của thức ăn bổ sung MFAA. Khi xịt lên viên thức ăn (AA-Coa Group), thời gian tiếp cận thức ăn thậm chí còn được rút ngắn hơn khi phối trộn MFAA với các nguyên liệu thức ăn thô khác (AA-Mix Group).

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành quan sát số tôm ăn thức ăn sau 15 phút suốt 8 tuần thử nghiệm. Trong mọi tình huống, không xét đến hàm lượng bột cá, MFAA đều có khả năng làm tăng số lượng tôm ăn trong 15 phút sau khi được thả ra cao hơn so với nhóm đối chứng.

 

Triển vọng

Đáng ngạc nhiên, thức ăn được tiêu thụ sau một giờ chìm vào nước đã không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng bột cá. Hình 3 chỉ rõ lượng tiêu thụ thức ăn trung bình của tôm ở 36 bể trong thử nghiệm này. Xu hướng dễ thấy đó là lượng ăn vào tăng cao ở những con tôm được cho ăn thức ăn phủ MFFA (AA-Coa), tiếp đến là nhóm AA-Mix và cuối cùng là nhóm đối chứng.

Thử nghiệm này đã làm sáng tỏ cách MFAA ảnh hưởng đến lượng ăn vào của tôm. Tôm thẻ chân trắng lao đến thức ăn nhanh hơn khi thức ăn được bổ sung MFAA. Điều này khẳng định khả năng dẫn dụ cũng như độ ngon của thức ăn; đồng thời góp phần làm giảm lãng phí thức ăn.
Theo: Contom.vn

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102