Những tin hiệu tích cực cho thủy sản Việt Nam nửa cuối năm

Thứ tư, 07/08/2024 - 07:56 AM      252

(TSVN) – 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đã bắt đầu có sự hồi phục sau giai đoạn khó khăn của năm 2023. Dù còn nhiều thách thức nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều tín hiệu tích cực từ các thị trường trọng điểm.

 

Xuất khẩu hồi phục

Theo đó, số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam(VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay đạt trên 4,35 tỷ USD, tăng gần 4,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng cao trong tháng 6, trong đó, xuất khẩu cá tra tăng 22%, cá ngừ tăng 40%, cua ghẹ tăng 59%. Riêng mặt hàng tôm tăng nhẹ 7%. Mực, bạch tuộc là sản phẩm duy nhất giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam lớn nhất. Xuất khẩu sang thị trường này tăng 14% trong 6 tháng đầu năm. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá thịt trắng, đặc biệt là cá tra từ Việt Nam, đã tăng lên đáng kể. Điều này được thúc đẩy bởi việc nguồn cung cá rô phi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho cá tra Việt Nam.

Tại thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc – Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 18%. Mức tăng trưởng này là do nguồn cung tôm từ Ecuador hạn chế, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam tăng mạnh.

Thị trường EU vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực do các yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe và ảnh hưởng từ căng thẳng chính trị. 

Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chỉ ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ hoặc đi ngang.

Khó khăn

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà các nước nhập khẩu có thể áp đặt lên sản phẩm thủy sản Việt Nam. Việc Mỹ và các nước phương Tây ban hành sắc lệnh cấm cá minh thái từ Nga đã giúp cá tra Việt Nam hưởng lợi, nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực cạnh tranh lớn hơn từ các quốc gia khác.

Căng thẳng địa chính trị và giá cước vận tải leo thang cũng là những yếu tố không thể bỏ qua. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải nâng cao năng lực chế biến và cải thiện chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với thủy sản giá rẻ từ các nước khác. Thẻ vàng IUU của EU cũng đang là một rào cản lớn, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Chuyên gia nhận định, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024, ngành thủy sản cần phải nỗ lực không ngừng trong việc mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Kỳ vọng hồi phục

Ngành thủy sản Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Các ngân hàng trung ương lớn đều có động thái giảm lãi suất, điều này có thể kích thích sức mua tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn trong nước đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường Mỹ. Theo đó, lợi thế từ việc không bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường này giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều triển vọng kinh doanh tích cực và sẽ hồi phục xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu tôm, thị trường Trung Quốc vẫn là điểm sáng với lợi thế địa lý và nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, sự cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ vẫn là một thách thức lớn. Một số doanh nghiệp đang tìm hướng đi riêng để nắm bắt cơ hội và vượt qua khó khăn. Một số doanh nghiệp thì lại tập trung vào tôm chế biến sâu cho thị trường Nhật Bản hay hợp tác chiến lược với chuỗi siêu thị để quay về thị trường nội địa…

Dẫn nguồn:thuysanvietnam.com.vn
Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
240
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
Thứ sáu, 26/07/2024 - 08:15 AM
222
Tin xem nhiều
Châu Á: Phục hưng ngành tôm
Thứ năm, 29/08/2024 - 04:30 PM
240