Ảnh minh họa |
Theo đó, giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL): là nồng độ nhỏ nhất được phát hiện của một chất cần xác định trong mẫu thử nghiệm. Thông số này được quy định để hài hòa hiệu năng của các phương pháp kiểm nghiệm đối với một số chất không quy định giới hạn tối đa cho phép.
Mức MRPL đối với một số hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản được đề xuất như sau:
TT |
Tên hóa chất, kháng sinh |
Mức MRPL |
1 |
Chloramphenicol |
0,3 µg/kg |
2 |
Các chất chuyển hóa của Nitrofuran (bao gồm: Nitrofurazon, Nitrofurantoin, Furazolidone, Furaltadon) |
1 µg/kg
|
3 |
Malachite Green |
2 µg/kg (tổng Malachite Green, Leuco-Malachite Green) |
Theo dự thảo, sai số β là xác suất mẫu thử nghiệm thực sự không đạt, ngay cả khi kết quả thử nghiệm là đạt.
Khả năng phát hiện (CCβ) là nồng độ nhỏ nhất được phát hiện của chất cần xác định trong mẫu thử nghiệm với sai số β. Đối với các chất không quy định mức giới hạn cho phép, khả năng phát hiện là nồng độ nhỏ nhất mà phương pháp có thể thực sự phát hiện ra mẫu thử nghiệm nhiễm với độ tin cậy 1 – β.
Giá trị CCβ đối với từng chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản phải nhỏ hơn hoặc bằng (≤) giá trị MRPL tương ứng nêu trên.
Cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả kiểm nghiệm phù hợp với Mẫu phiếu kiểm nghiệm qui định và biện pháp xử lý tương ứng theo 3 khả năng sau:
Trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm thấp hơn (<) giá trị CCβ: Cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả “không phát hiện”; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản được phép lưu thông, tiêu thụ thực phẩm thủy sản.
Trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm lớn hơn hoặc bằng (≥) giá trị CCβ và nhỏ hơn (<) giá trị MRPL: Cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả “dưới ngưỡng MRPL”; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản được phép lưu thông, tiêu thụ thực phẩm thủy sản trên thị trường và lưu trữ đầy đủ hồ sơ về các trường hợp thông báo kết quả “dưới ngưỡng MRPL”. Nếu có 4 lô hàng sản xuất bị thông báo kết quả “dưới ngưỡng MRPL” trong vòng 6 tháng với cùng loại sản phẩm thủy sản và chỉ tiêu kiểm nghiệm thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản phải tiến hành rà soát toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục các nội dung không phù hợp (nếu có).
Trường hợp kết quả kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm lớn hơn hoặc bằng (≥) giá trị MRPL: Cơ sở kiểm nghiệm thông báo kết quả “vượt ngưỡng MRPL”; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm và thu hồi, xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54, 55 Luật An toàn thực phẩm.