Xuất khẩu tôm quý I/2022 tăng trưởng 46%

Thứ bảy, 28/05/2022 - 02:49 PM      362

Ba tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình kinh tế và chính trị trên toàn cầu vẫn đang biễn biến phức tạp do Covid 19 và xung đột Nga-Ukraine, tuy nhiên xuất khẩu tôm của nước ta vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ 2021.

Quý đầu năm 2022, một số thị trường tiêu thụ tôm chủ lực của nước ta đang dần mở cửa hơn, các qui định trong ngành du lịch, vận tải được nới lỏng sau một thời gian dài phải siết chặt do đại lịch, đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là cho ngành tôm của Việt Nam.

Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý 1 năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu tôm đến 73 thị trường trên toàn cầu. 

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu tôm nước ta tăng trưởng hơn 46% với doanh thu 955 triệu đô. Tôm thẻ chân trắng vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm đến 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và đạt 729 triệu đô.

Về tôm sú, doanh thu xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022 là 126 triệu đô, chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta đều ghi nhận những sự tăng trưởng đáng kể, dao động từ 18 đến 93%. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc là năm thị trường trọng yếu của xuất khẩu tôm Việt Nam. 

Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất (đóng góp 20.4%) tuy nhiên xét về góc độ tăng trưởng so với 2021 thì Trung Quốc đạt con số tăng trưởng ấn tượng (92.4%), với tổng doanh thu từ thị trường tỷ dân này là 90.1 triệu đô. 

Ngoài Trung Quốc, thì Bỉ, Hà Lan và Úc là ba thị trưởng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong tổng giá trị nhập khẩu tôm từ Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ba thị trưởng trên lần lượt là 81.6%, 77.3% và 70.3%. Những tín hiệu khả quan về xuất khẩu tôm của nước ta đã bắt đầu xuất hiện, những nguyên nhân chính có thể là do cách chính sách mở cửa trở lại của các nước trên thế giới sau nhiều tháng “lockdown” do đại dịch, đồng thời nhu cầu về các loại thực phẩm thiết yếu cũng gia tăng nhanh chóng trong tình hình căng thẳng ở Ukraine.

 

Top 5 thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nguồn: VASEP, 2022

Về tình hình sản xuất tôm ở nước ta, tính đến 20/3/2022 diện tích nuôi tôm thẻ là 32,200 ha và tôm sú là 482,000 ha. Tổng sản lượng tôm nước lợ ở ba tháng đầu năm ước tính khoảng 136 nghìn tấn trong đó thì tôm thẻ chân trăng tăng 12.9% so với cùng kỳ năm ngoài, tuy nhiên với tôm sú sản lượng giảm khoảng 0.8%. 

Trong các tỉnh sản xuất tôm thì Sóc Trăng là tỉnh có sản lượng tôm xuất khẩu lớn nhất cả nước mà theo VASEP là do tỉnh này tập trung phát triển các mô hình nuôi tương đối hiệu quả, các tỉnh tiếp theo lần lượt là Cà Mau, Bạc Liêu.

So với 2021, thì giá tôm nguyên liệu có xu hướng bằng hoặc có những thời điểm tăng nhẹ. Cụ thể với tôm thẻ, giá tôm nguyên liệu trung bình là 132 đến 136 nghìn đồng/kg đối với size 50 con/kg, còn với size tôm nhỏ hơn (80con/kg) thì giá dao động từ 109 đến 116 nghìn đồng/kg. Còn với tôm sú, giá tôm cỡ lớn 40 con/kg thì giá bán trung bình dao động từ 175 tới 200 nghìn đồng/kg tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong ngành tôm ở Việt Nam ba nhóm sản sản phẩm tôm xuất khẩu chính là tôm thẻ, tôm sú và tôm biển. Ba tháng đầu năm 2022, tỷ trong ba sản phẩm chính vẫn không có quá nhiều thay đổi so với cùng kỳ 2021, trong đó các sản phẩm từ tôm thẻ chiếm 76%, tôm sú là 13% và tôm biển là 10%. 

Các sản phẩm của tôm thẻ như các mặt hàng tươi sống, đông lạnh tăng mạnh so với các sản phẩm chế biến, tuy nhiên với tôm sú thì xu hướng này ngược lại, các sản phẩm tôm sú chế biến lại gia tăng so với các sản phẩm đông lạnh, tươi sống.

Nguồn: VASEP- Report on Vietnam seafood exports in Q.I/2022, Ha Noi, 2022

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102