Tầm quan trọng của phospholipid và cholesterol đối với tôm
Phospholipid là các thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào và có vai trò trao đổi chất tự nhiên cũng như tế bào, có chức năng rất quan trọng cho hoạt động bình thường của các tế bào và cơ quan và tham gia vào quá trình chuyển hóa trung gian lipid.
Khẩu phần ăn chứa phospholipid, chẳng hạn như lecithin từ đậu nành thúc đẩy tăng trưởng tối ưu và tăng tốc độ chuyển đổi thức ăn trong khoảng 1 – 6.5% đối với các loài khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Tôm có thể tổng hợp phospholipid, nhưng quá trình sinh tổng hợp này thường không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của chúng trong giai đoạn giống và ấu trùng.
Cholesterol có chức năng như một thành phần của màng tế bào, có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ nhớt của màng. Tôm không thể tự tổng hợp cholesterol. Hàm lượng cholesterol tối ưu trong khẩu phần thức ăn cho tôm đã được trình bày là 0.2 - 2%, và tùy thuộc vào loài, giai đoạn, và các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn.
Phospholipid và cholesterol là hai chất béo thiết yếu cho tôm he (penaeid - bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú), nhưng các thông tin liên quan nhu cầu trong khẩu phần ăn của chúng còn hạn chế.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung cholesterol vừa phải giúp kích thích tăng trưởng và tăng cường tỉ lệ sống ở tôm sú Penaeus monodon (Sheen et al. 1994) và tôm thẻ Litopenaeus Vannamei (Gong và đồng sự, 2000). Tương tự, khi bổ sung cholesterol với các nồng độ khác nhau vào khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng cho thấy tôm gia tăng khả năng chịu mặn (Duerr và Walsh, 1996) và trên cả tôm sú P. monodon (Paibulkichakul et al., 1998) . Tuy nhiên, Teshima và cộng sự, (1997) cũng đề nghị rằng điều quan trọng là xác định chế độ ăn uống phù hợp. Mức cholesterol vì nồng độ sterol cao trong chế độ ăn có thể dẫn đến ức chế sinh trưởng ở giáp xác.
Do đó, nghiên cứu được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của cholesterol (CHO) và phospholipids (PL) đối với hiệu suất tăng trưởng, phản ứng miễn dịch, biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch và khả năng chống lại vi khuẩn Vibrio alginolyticus – một trong những tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ.
Nghiên cứu ứng dụng cholesterol và phospholipids đối với tôm thẻ chân trắng
Thiết lập nghiên cứu
Thiết kế thử nghiệm 3 × 3 đã được thực hiện với chín chế độ ăn thử nghiệm có ba mức cholesterol (0, 0.2% và 0.4%) và ba mức phospholipids (0, 2% và 4%) trong vòng 56 ngày. Sau đó tất cả tôm được cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio alginolyticus và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 14 ngày.
Kết quả
Kết quả chỉ ra rằng hiệu suất tăng trưởng tăng đáng kể cùng với sự gia tăng nồng độ cholesterol chế độ ăn uống. Nghiệm thức bổ sung cholesterol 0.4% có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nghiệm thức bổ sung 0.2 % và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tăng trưởng giữa nghiệm thức bổ sung phospholipids.
Superoxide effutase (SOD)(*) và lysozyme cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi mức cholesterol. Hơn nữa, sự tương tác giữa hai chất phụ gia này chỉ được phát hiện trong hoạt động SOD. Tôm được cho ăn chế độ ăn thử nghiệm với bổ sung cholesterol và phospholipids cho thấy khả năng chống lại Vibrio alginolyticus tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức cholesterol 0,4% và phospholipids 4%.
Tóm lại, các xu hướng hiện tại trong công thức thức ăn nuôi thủy sản thúc đẩy việc áp dụng các chất phụ gia tăng cường tiêu hóa, cải thiện hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng. Bổ sung cholesterol và phospholipids ở mức cholesterol 0,4% và phospholipids 4% cho thấy khả năng tăng cường miễn dịch và chống chọi với mầm bệnh Vibrio alginolyticus.
(*) SOD: Superoxide effutase là một enzyme thay thế xúc tác sự phân hủy của gốc superoxide thành oxy phân tử thông thường hoặc hydro peroxide. Superoxide được sản xuất như một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa oxy, nếu không được điều hòa sẽ gây ra nhiều loại tổn thương tế bào.
Theo:tepbac.com