Tăng cường miễn dịch trên cá tra bằng cây mắc cỡ

Thứ tư, 20/11/2019 - 08:20 PM      725

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy việc bổ sung chất chiết xuất từ cây mắc cỡ vào thức ăn có tác động tích cực đến chỉ tiêu huyết học và tăng hoạt tính enzyme trong dạ dày và ruột của cá tra.

Cây mắc cỡ
Cây mắc cỡ phân bố rải rác khắp nơi ở Việt Nam.

Khả năng ứng dụng của cây mắc cỡ

Cây mắc cỡ hay là cây trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica L., thuộc họ Mimosaceae, hoa màu đỏ hồng, hình cầu, phân bố dọc khắp Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2004). Cây mắc cỡ thuộc loại cây thảo sống một năm, đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Đây là loài cây có gai ngắn với các cành nhỏ, nằm sát mặt đất, lá màu xanh nhạt, viền đỏ (15 – 25 cặp lá nhỏ đối xứng nhau), quả hình oval dài 1,5 – 2,5 cm (Joshep et al., 2013). Mùa hoa từ tháng 6 – 8. Ở Việt Nam, cây gai mắc cỡ phân bố rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây ưa sáng, mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang nhất là ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

Theo Joshep et al. (2013); Ahmad et al. (2012) chiết xuất thô methanol của lá cây mắc cỡ bao gồm các chất như: Alkaloids, glycosides, flavonoids, steroids, phenols và carbohydrates nên có tính kháng khuẩn, lợi tiểu, chống oxy hóa, ung thư, chữa hen suyễn, .... (Sanaye et al., 2015). Cây được nghiên cứu ứng dụng điều trị bệnh trên người, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của cây mắc cỡ lên động vật thủy sản.

Ứng dụng cây mắc cỡ trên cá tra

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hội (2018) nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của chất chiết cây mắc cỡ lên một số chỉ tiêu sinh lý máu, enzyme tiêu hóa trong ruột và dạ dày của cá tra.

Bố trí thí nghiệm: (cá tra giống có khối lượng 13,96±0,32 g/con) sẻ được thuần 2 tuần trước khi thí nghiệm. Cá được bổ sung chất chiết cây mắc cỡ vào thức ăn với các nồng độ 0g/kg, 0.4 g/kg, và 2g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 60 ngày và thu mẫu vào ngày 0, 30 và ngày thứ 60. Cá ngừng cho ăn 24 giờ trước khi tiến hành thu mẫu.


Cách chiết cây mắc cỡ.

Kết quả

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chất chiết từ cây mắc cỡ có khả năng kích thích  đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu, hemoglobin, hematocit, bạch cầu đều cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung chiết xuất cây mắc cỡ.

Như vậy sự gia tăng số lượng và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu khi bổ sung chất chiết mắc cỡ có lợi cho hoạt động trao đổi khí của cá làm cá tra tăng trưởng tốt hơn. 

Bổ sung chất chiết từ cây mắc cỡ vào thức ăn làm giảm hàm lượng glucose, tăng khả năng chịu đựng stress trên cá. Ngoài ra, khi bổ sung chất chiết mắc cỡ vào thức ăn sẻ gia tăng hàm lượng enzyme pepsin và trypsin giúp cá tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cá tăng trưởng nhanh hơn.

Ứng dụng bổ sung chất chiết cây mắc cỡ vào thức ăn đối tượng thủy sản giúp kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cá tra khỏi dịch bệnh gây hại là một biện pháp mới hữu hiệu vừa rẻ tiền và hiệu quả bởi tính sẳn có ngoài tự nhiên góp phần làm giảm chi phí trong quá trình nuôi.
Theo:tepbac.com

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102