Phụ phẩm tôm: Từ vô giá trị trở thành vô giá

Thứ sáu, 11/03/2022 - 03:20 AM      547

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Quốc gia Philippines (NFRDI) gần đây đã tìm ra phương pháp mới để chuyển chất thải chế biến đầu tôm thành bột thực phẩm, có khả năng tạo ra một nguồn thu nhập mới cho ngành tôm.

Phụ phẩm tôm là gì?

Phần lớn tôm xuất khẩu được chế biến dưới dạng bóc vỏ, bỏ đầu hoặc tôm lột nên phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến tôm chủ yếu là đầu và các mảnh vỏ, mảnh thịt vụn và tôm hỏng. Phụ phẩm này chiếm 50% nguyên liệu thô, có nghĩa là gần một nửa số tiền chi tiêu đã bị hoang phí. Xử lý không đúng cách những phụ phẩm này có thể gây hại cho môi trường do đặc tính giàu chất dinh dưỡng của chúng. 

phụ phẩm tôm
Xử lý không đúng cách những phụ phẩm này có thể gây hại cho môi trường. Ảnh vkusnyashki

Thành phần dinh dưỡng bên trong phụ phẩm

Những chất thải này được xem là nguồn cung cấp protein và dầu biển tốt. Thành phần chính của đầu tôm là protein (54,4%), khoáng chất (21,1%), lipid (11,9%), kitin (9,3%) và một lượng nhỏ các carotenoid có giá trị. 

Heu và cộng sự (2003) cũng đã nghiên cứu số lượng các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của các sản phẩm phụ của tôm, bao gồm các axit béo, axit amin, khoáng chất và phốt pho. Những hợp chất có giá trị này có thể bổ sung một số lượng không hề nhỏ vào lợi nhuận tổng thể sau quá trình xử lý thích hợp (Prameela và cộng sự, 2012).

Hậu quả với sản lượng phụ phẩm quá nhiều 

Với việc sản xuất và tiêu thụ tôm ngày càng tăng của thế giới, số lượng chất thải được tạo ra từ các công ty chế biến cũng sẽ tăng lên. Mặc dù không có hồ sơ địa phương về quản lý chất thải, việc xử lý không đúng cách các phụ phẩm chế biến từ tôm giàu dinh dưỡng có thể tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách làm giàu các vùng nước gần đó, cuối cùng dẫn đến cạn kiệt ôxy và quá tải các chất dinh dưỡng.

 

Từ nghiên cứu này, các loại bột được phát triển từ chất thải đầu của tôm sú Penaeus monodon, cả có và không có vỏ, đều có giá trị dinh dưỡng cao, có chất lượng lý hóa, vi sinh và cảm quan chấp nhận được, qua đó cho thấy những phẩm chất có triển vọng để phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, một khám phá về thời hạn sử dụng của bột đầu tôm không có mai có thể lên đến sáu tháng bảo quản. Dữ liệu này có thể giúp tiếp tục sử dụng bột đầu tôm vào một sản phẩm thực phẩm chế biến từ tôm phức tạp hơn và đề xuất một cách thay thế để giảm thiểu chất thải thủy sản qua quá trình xử lý. 

Biến đổi đầu tôm thành bột giá trị gia tăng

Từ những lợi ích cũng như ảnh hưởng do sản lượng phụ phẩm ngày càng tăng thì phương pháp biến đầu tôm thành bột nên được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Nhờ đó, các nhà sản xuất chế biến thực phẩm sẽ không chỉ giảm lãng phí mà quan trọng hơn là thu được lợi nhuận từ các nguyên liệu bỏ đi.

Theo Rosa Bassig, Chuyên gia Nghiên cứu Khoa học cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Sau Thu hoạch Thủy sản của NFRDI, khoảng 200g bột được sản xuất trên một kg đầu tôm tươi. Không xa vời cho công việc kinh doanh dựa trên những sản phẩm chế biến từ phụ phẩm tôm - những gì đáng lẽ chỉ là phế thải đã được chuyển đổi thành một thứ có giá trị.

Bột có thể được sử dụng như gia vị hương vị tôm, nước dùng hải sản, hoặc súp. Hơn nữa, nó có thời gian bảo quản lên đến sáu tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ 28-30° C dựa trên một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thủy sản Philippines. Sự phát triển công nghệ này góp phần vào cuộc chiến chống lãng phí lương thực và chế biến của thế giới đồng thời mang lại thu nhập và sinh kế cho các ngành chế biến tôm cá trong tương lai. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102