Ngành thủy sản khi chìm trong khủng hoảng Covid-19

Thứ sáu, 21/05/2021 - 05:53 PM      588

Cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra chỉ cộng thêm một yếu tố gây căng thẳng nữa cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản vốn đã bị tổn thương từ trước đó.

Đại dịch Covid 19 bùng phát từ cuối năm 2019 và nhanh chóng lan rộng trên khắp hành tinh. Mặc dù đến nay vẫn chưa thể ước tính được chính xác tổng thiệt hại về kinh tế cuối cùng mà dịch Covid 19 mang lại, nhưng chi phí của đại dịch Covid 19 trong vài tháng đầu đã chiếm ít nhất là 2,4% GDP đối với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới (gần 11 ngàn tỷ). Trong đó các lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng bị tác động nghiêm trọng, nhiều người mất việc, làm giảm năng lực sản xuất và làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên thị trường.

Song song đó, năm 2020 được dự đoán là một năm nóng nhất do tác động của biến đổi khí hậu không hề suy giảm. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính số ca tử vong hàng năm do biến đổi khí hậu sẽ vượt quá 250.000 người trong thập kỷ tới, thiệt hại cho kinh tế là 479 tỷ USD vào năm 2050, và thiệt hại tích lũy từ 2011 đến 2050 có thể hơn 10 nghìn tỷ USD.

covid-19
Covid-19 tác động đến tất cả các lĩnh vực.

Ngành nuôi trồng thủy sản được ng nhận là một trong những ngành cung cấp protein hàng đầu thế giới. Trong khi đại dịch ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản cả về lâu dài lẫn từng giai đoạn. Thì các tác động khác như biến đổi khí hậu hay áp lực từ các ngành xung quanh không phải là các tác nhân thường xuyên mà xuất hiện ngẫu nhiên, khó dự đoán và không đồng nhất về không gian lẫn thời gian. Nếu một vùng đang gặp hạn hán, thì vùng khác cùng lúc, có thể bị lũ lụt. Do đó, các chiến lược phối hợp để tăng cường khả năng chống chịu với các mối đe dọa trên là rất khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản trên quy mô toàn cầu.

Chi tiết về cuộc điều tra

Để điều tra tác động của COVID-19 đối với các bên liên quan, hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (cả trên đất liền và trên biển), một cuộc khảo sát đã diễn ra ở mức độ toàn cầu dựa trên bảng câu hỏi sau:

  1. Bạn hãy cho biết trang trại của mình có thiệt hại kinh tế (trực tiếp hoặc gián tiếp) do COVID-19 không?
  2. Trong số các nguyên nhân môi trường đã gây ra thiệt hại về kinh tế - xã hội cho trang trại của bạn trong thập kỷ qua, nguyên nhân nào tiêu cực hơn COVID-19?

Bảng câu hỏi trên đã được dịch ra đến 14 thứ tiếng khác nhau, đánh giá nhận thức của người nuôi trồng thủy sản, những người sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch. Bảng khảo sát được đăng tải trên một trang website lớn với thời hạn 3 tuần trong thời gian đại dịch hoành hành ở rất nhiều quốc gia (từ ngày 5 đến ngày 29 tháng 5 năm 2020). Mặc dù những người trả lời đang trải qua các giai đoạn khác nhau của đại dịch, nhưng các chuyên gia vẫn quyết định duy trì khảo sát ngay tâm điểm để tạo điều kiện đánh giá nhanh và nâng cao sự chính xác. Cuộc khảo sát đã có mặt tại 54 quốc gia trên khắp các châu lục.

covid-19
COVID-19 tác động nuôi trồng thủy sản cả trên đất liền và trên biển.

Trong số 585 người được hỏi, 538 người (92%) bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng đồng thời 483 người trong đó (83%) cho rằng tác động khác từ môi trường còn có sức tàn phá lớn hơn đại dịch.  Trong đó, 33,3% các câu trả lời cho rằng các yếu tố khí hậu như bão, lũ lụt là gây thiệt hại nặng hơn, 66,7% còn lại kết luận các yếu tố riêng của từng khu vực như thiếu oxy, ô nhiễm, tảo có hại, phú dưỡng, thay đổi độ mặn là nghiêm trọng hơn. Việc xâm nhập mặn, lũ lụt, tảo độc, thiếu oxy, ô nhiễm môi trường và sóng nhiệt đã được ng nhận là những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế lớn hơn COVID-19 tại Trung Quốc, Ai Cập và Malaysia. Trong khi dịch bệnh khác và bão được đáng giá là gây thiệt hại hơn ở Brazil, Hy Lạp, Ấn Độ, Peru, Tây Ban Nha, Tunisia, Chile, Ý, Malta và Thụy Điển (số liệu tháng 5/2020).

Nhận xét của chuyên gia

Nói chung, cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra chỉ cộng thêm một yếu tố gây căng thẳng nữa cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản vốn đã bị tổn thương ở các địa phương. Trong khi COVID-19 tác động lớn hơn đến mắt xích đầu tiên và cuối cùng của chuỗi cung ứng sản phẩm, là nguyên liệu thô, vận chuyển và quá trình bán sản phẩm hơn. Thì ngược lại, các tác nhân khác là ô nhiễm và biến đổi khí hậu lại tác động mạnh vào tình trạng sức khỏe, tốc độ tăng trưởng và sự sống sót của sinh vật. Trong bối cảnh này, bất kỳ hướng giải quyết nào để tăng khả năng phục hồi của hệ thống nuôi trồng thủy sản đều phải thực hiện dựa trên sự bền vững trong các khâu sản xuất, vận chuyển và các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Có như vậy mới giúp nuôi trồng thủy sản đối phó với các cuộc khủng hoảng đại dịch trong tương lai. 

covid-19

Sự phức tạp do COVID-19 và các tác nhân gây stress khác gây ra thông qua chuỗi cung ứng sản phẩm.

Nuôi trồng thủy sản đang là ngành phát triển nhanh nhất trên toàn cầu về sự bền vững và xóa đói giảm nghèo. Ngành này giải quyết được 7 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên đây cũng là ngành dễ bị tổn thương nhất do các yếu tố ngoại cảnh. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản không giới hạn ở quốc gia nào với rất nhiều hình thức chỉ cần là nơi đó có nước. Trong bối cảnh đó, nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (IMTA) được ng nhận là một hình thức nuôi bền vững. IMTA kết hợp nhiều loài có cấp độ dinh dưỡng khác nhau, từ đó giảm cả chất thải vô cơ và hữu cơ của chúng. Khả năng phục hồi của IMTA cũng rất cao đối với biến đổi khí hậu.

Hướng phát triển

Một cái nhìn tổng thể, nên xem xét nhiều yếu tố có thể gây bất lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản chứ không chỉ đứng ở góc độ đại dịch. Và cũng nên sử dụng các phương pháp tiên tiến hơn như IMTA để giảm bớt sự phụ thuộc vào con người. Các điều kiện trong IMTA sẽ dẫn đến một hệ sinh thái đa dạng hơn, linh hoạt hơn vì nó có nhiều khả năng đối phó hơn với các yếu tố gây căng thẳng và các nhu cầu khác nhau của thị trường.

Sự khởi phát nhanh chóng và mang tính chất toàn cầu của đại dịch COVID-19 đã khiến ngành nuôi trồng thủy sản trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất và chuỗi cung ứng theo những cách không thể dự đoán được. Do đó, ngành này cần trang bị tốt hơn để đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Trong tương lai gần, khi viện trợ kinh tế có sẵn để tái thiết các nền kinh tế, thì đã đến lúc phải hành động. Cần xác định những tác động tiềm tàng của đại dịch COVID-19 khi kết thúc đối với ngành nuôi trồng thủy sản và ưu tiên mức độ gây hại của chúng trên quy mô toàn cầu. Có như vậy mới xây dựng được năng lực và các quy định liên quan đến phát triển bền vững, để có những phản ứng nhanh hơn trong các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
Nguồn: Tepbac.com

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102