Khắc phục hiện tượng tôm chậm lớn

Thứ sáu, 09/08/2019 - 05:52 PM      515

Ở nước ta, những năm gần đây, hiện tượng tôm chậm lớn được ghi nhận ở nhiều ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, kể cả quảng canh cải tiến. Bệnh chậm lớn (hay còn gọi bệnh MBV) xuất hiện ở nhiều loài tôm khác nhau.

 

Tôm chậm lớn ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.

Nguyên nhân

Theo các báo cáo, nguyên nhân gây hiện tượng tôm còi là do hai loại virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus) gây ra. Virus MBV có dạng hình que, kích thước khoảng 75 x 300 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đôi DNA. Virus MBV ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống của gan tụy và trước ruột giữa; Virus HPV có kích cỡ 22 - 24 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đơn DNA. Virus HPV ký sinh ở tế bào gan tụy.

Đặc điểm

MBV có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao (trên 90%) ở hậu ấu trùng và tôm giống ở nhiều cơ sở nuôi. Nó đã gây ra tỷ lệ tử vong nặng nề (70% của tất cả các giai đoạn của tôm sú ở Philippines và 90% ấu trùng tôm sú ở Madras, Ấn Độ), và được coi là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sụp đổ của ngành công nghiệp nuôi tôm ở Đài Loan vào cuối những năm 1980. Thông thường, tôm trưởng thành có khả năng kháng MBV cao hơn tôm ấu trùng. Mặc dù thực hành nuôi tốt có thể làm tăng tỷ lệ sống của tôm bị nhiễm MBV tuy nhiên tăng trưởng, và hiệu suất có thể giảm đáng kể. Ngoài ra MBV có thể gây nhiễm cho tôm bị nhiễm bệnh do các tác nhân gây bệnh khác.

Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang, không truyền bệnh theo phương thẳng đứng.

Triệu chứng

Tôm nhiễm bệnh thường có màu đen tối, kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kỳ lột xác kéo dài, nên trên mang và bề mặt cơ thể bị cảm nhiễm rất nhiều các tác nhân cơ hội như vi khuẩn dạng sợi, động vật đơn bào, tảo…. Tôm nhiễm MBV sau 3 đến 4 tháng nuôi vẫn có kích thước rất nhỏ “tôm kim” cơ thể tôm yếu đi và dễ mẩn cảm với các mầm bệnh nguy hiểm khác gây tỷ lệ chết cao trong quần đàn. Tôm sú bố mẹ có thể bị nhiễm virus MBV nhưng tác hại không rõ ràng, mức độ cảm nhiễm bệnh nặng hay nhẹ của tôm mẹ có quan hệ chặt chẽ với mức độ nhiễm cao hay thấp ở đàn tôm ấu trùng.

Đối với tôm ương trong ao nhất là với mật độ cao, mức độ nhiễm bệnh tăng và có triệu chứng mãn tính. Tôm có màu sẫm, mang đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật đơn bào và vi sinh vật bám. Gan tụy teo lại, có màu vàng, rất tanh. Tôm chết dần trong vòng 3 - 7 ngày với tỷ lệ khoảng 70 - 100%.

Mô bệnh học tôm nhiễm MBV có thể ẩn hình cầu, bắt màu hồng của Eosin, nhân tế bào biểu mô gan tụy bị phình to. Thể cấp tính tôm bị mất ống gan tụy và biểu mô, do đó, rối loạn chức năng của các cơ quan này, thường theo sau là nhiễm khuẩn thứ phát.

Phương pháp chẩn đoán

Quan sát triệu chứng: Tôm giảm ăn và kém phát triển, gia tăng sự nhiễm bẩn bề mặt và mang. Ấu trùng bị ảnh hưởng nặng và hậu ấu trùng có thể biểu hiện một đường trung gian màu trắng qua bụng.

Chẩn đoán đối với virus MBV, quan sát mẫu tươi (không nhộm) các bộ phận như gan tụy, ruột giữa, phân tôm dưới kính hiển vi quang học cho thấy các thể ẩn virus hình cầu đơ lẻ hay hình chùm. Nhộm Melachite Green với nồng độ 0,5%, trong vòng 5 phút đầu, thể ẩn của MBV ở tế bào gan tụy thường có hình cầu, bắt màu xanh. Các giọt dầu hay bộ phận khác của tế bào không bắt màu hoặc rất ít. Nhộm Hematoxilin và Eosin, thể ẩn màu đỏ thẩm đồng đều, nhân tế bào màu xanh tím, tế bào chất màu hồng đến đỏ.

Đối với virus HPV, nhộm Giemsa hay Hematoxilin và Eosin gan tụy.

Trị bệnh

Việc điều trị bệnh do các loại virus gây bệnh chưa có loại thuốc hoặc hoá chất nào chữa trị được. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cần loại bỏ tôm bệnh: dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1 - 2 tháng đầu, tôm nhỏ, yếu sẽ bám vào chà, khi kiểm tra thì bỏ những tôm này ra khỏi ao.

Sau 2 tháng nuôi, cặn bã tập trung vào giữa ao và tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, nên rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.

Phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh là chính. Đường lây nhiễm bệnh chính là từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo. Tôm bị nhiễm (tôm còi) sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một ao.

Chọn nguồn tôm giống không mang mầm bệnh bằng phương pháp kiểm tra PCR, chú trọng về gan và những tế bào mỡ.

Sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy chất thải cũng như mùn bã hữu cơ thường xuyên để ổn định chất lượng nước, nếu có thay đổi thì cũng nằm trong ngưỡng phù hợp. Biện pháp này nhằm tăng cường chất đề kháng cho tôm.

Thường xuyên diệt những vi khuẩn có hại trong nước bằng chất Iodine vì không làm ảnh hưởng tới màu nước.

Định kỳ bổ sung vitamin, men tiêu hóa, muối khoáng và những chất kích thích tôm ăn nhiều, bồi bổ để tôm khỏe mạnh.
Theo: Contom.vn

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102