Huyết tương nâng cao hiệu suất nuôi thủy sản

Thứ năm, 05/03/2020 - 02:46 PM      519

Huyết tương hồng cầu và protein huyết tương sấy khô (SDP) là nguồn chất đạm động vật an toàn cho ngành công nghiệp thức ăn thủy sản. Đây cũng được coi là thành phần thức ăn chất lượng cao cho nhiều đối tượng vật nuôi.

Các sản phẩm làm từ máu được công nhận là nguồn chất đạm chức năng hiệu quả cao với dấu chân carbon thấp, mang lại sự bền vững cho ngành sản xuất thực phẩm tại châu Âu.

Ngành TĂCN đang tăng cường sử dụng protein huyết tương để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng và dinh dưỡng, đặc biệt suốt giai đoạn vật nuôi bị stress. Những lợi ích của SDP được đánh giá cao trong điều kiện sản xuất khi vật nuôi tiếp xúc với nhiều tác nhân gây stress hơn như mầm bệnh và sự biến đổi môi trường, chủ yếu trong các hệ thống chăn nuôi thâm canh. Những nghiên cứu về hoạt tính của SDP cho thấy, tiêu thụ protein huyết tương nâng cao hệ miễn dịch, do đó giúp vật nuôi hấp thu nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn từ khẩu phần ăn.

 

SDP trong nuôi thủy sản

Chất dinh dưỡng được cung cấp khi bổ sung SDP vào khẩu phần ăn của cá đã cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tiêu hóa, hiệu quả sử dụng thức ăn và sự đồng nhất về kích cỡ của nhiều loại cá khác nhau như trout, tráp, rô phi sông Nile và tôm (Polo et a; 2018; De Muylder et al., 2019). Các nghiên cứu trên cá tráp biển đã chứng minh,SDP cải thiện chức năng của đường ruột và miễn dịch không đặc hiệu, hoạt tính của các enzyme nội sinh kháng ôxy hóa và thúc đẩy sự phát triển của tế bào somatic (Gisbert et al., 2015). Ngoài ra, do những lợi ích về cải thiện sức khỏe, SDP đã được bổ sung tăng cường vào khẩu phần ăn như một công cụ chính để giảm sử dụng chất kích thích tăng trưởng STB ở nhiều vật nuôi khác như heo, gia cầm và bê (Torrallardona, 2010; Campbell et al., 2019). SDP có thể được coi là một thành phần thức ăn chiến lược trong nhiều chương trình cắt giảm sử dụng chất kích thích tăng trưởng ATB trong chăn nuôi tôm và cá chất lượng cao.

SDP có thể điều hòa chức năng miễn dịch ở cá. Araujo et al. (2017) đã chứng minh bổ sung SDP cho cá rô phi sông Nile sống trong điều kiện lạnh đã cải thiện chức năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cá trước môi trường lạnh.

 

SDP nuôi cá hồi

Một nghiên cứu gần đây đã tập trung đánh giá hiệu quả của việc bổ sung SDP lên các hệ số tăng trưởng ở cá hồi Atlantic non (post smolt) phơi nhiễm với dịch bệnh SRS (nhiễm trùng máu). Thử nghiệm được tiến hành tại các hệ thống bể trong nhà, thuộc Viện Nghiên cứu VESO-Chile (Port Montt, Chilê). 540 con cá hồi Atlantic non (91,5 g, BW) được phân vào 6 bể nuôi có sinh khối tương đương nhau và chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, lặp lại 3 lần ở mỗi thử nghiệm. 2 nghiệm thức gồm: 0% (đối chứng) hoặc 3% SDP (AP920; APC Inc). Các khẩu phần ăn có công thức dinh dưỡng và năng lượng tương tự nhau. Ở tuần 10 của thí nghiệm, cá được thử thách với dịch bệnh SRS (nhiễm trùng máu do vi khuẩn Piscirickettsia salmonis) bằng phương pháp sống chung với vi khuẩn. Thời gian nghiên cứu các hệ số hiệu suất chăn nuôi kéo dài 11 tuần. Để nghiên cứu xem SDP có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trước SRS hay không, nghiên cứu tiếp tục kéo dài thêm một tuần nhưng không đánh giá hiệu suất tăng trưởng trong thời gian này. Nhóm đối chứng và nhóm SDP được cho ăn đến khi no với tỷ lệ cho ăn hàng hàng ngày 1,6 - 1,8.

 

Kết quả

Không phát hiện cá chết suốt giai đoạn thử nghiệm kéo dài 11 tuần. Tuy nhiên, cá chết toàn bộ vào cuối thử nghiệm (tuần 15) do nhiễm SRS nghiêm trọng. Không có sự khác biệt về tỷ lệ sống hoặc thời giancá chết ở hai nhóm thử nghiệm. Suốt tuần 11 đầu tiên, chỉ số phúc lợi động vật của cá gần đạt tối ưu (Foldedal et al., 2016). Cuối nghiên cứu đánh giá hiệu suất chăn nuôi (tuần 11), sinh khối khác nhau giữa các nhóm thử nghiệm. Nhóm được cho ăn bổ sung SDP có xu hướng đạt tốc độ tăng trưởng riêng (SGR) và hệ số tăng trưởng nhiệt (TGC) cũng cao hơn nhóm đối chứng. Ngoài ra, hệ số biến thiên (CV) được cải thiện đáng kể ở những con cá được cho ăn SDP.

Dù SDP không thể cải thiện tỷ lệ sống của cá suốt giai đoạn nhiễm bệnh SRS (do mầm bệnh nghiêm trọng hơn trong môi trường bể nuôi nhỏ hẹp), nhưng kết quả đạt được trong 75 ngày đầu và chỉ một tuần sau khi thách thức đầu tiên đã chứng tỏ thức ăn bổ sung SDP cải thiện trưởng ở cá hồi và giúp cá phát triển đồng đều mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sức khỏe của cá.

>> Rất nhiều nghiên cứu thử thách với vi khuẩn mang mầm bệnh, virus hoặc động vật nguyên sinh đã chứng minh tác dụng làm giảm tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc bệnh khi bổ sung huyết tương (có nguồn gốc từ bò hoặc heo) vào khẩu phần ăn của nhiều vật nuôi khác nhau (heo, bê, gia cầm, trout và tôm). 

Theo: Thủy Sản Việt Nam

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102