Giun đất: Protein thay thế trong thức ăn thủy sản

Thứ hai, 04/11/2019 - 05:19 PM      472

Nhiều loại protein mới ngày càng thu hút sự chú ý của các hãng dinh dưỡng vì có tiềm năng thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản, trong đó có giun đất.

Giun đất đỏ (Eisenia fetida) thích nghi rất tốt trong môi trường có chứa các thành phần hữu cơ phân hủy. Theo kết quả nhiều nghiên cứu, giun đất đỏ có hàm lượng protein đầy đủ, các axit amin thiết yếu và chất béo tương tự bột cá, đồng thời thỏa mãn cầu dinh dưỡng của nhiều loài cá nuôi. Một số nghiên cứu khác mạnh dạn đề xuất sử dụng bột giun đất đỏ thay thế bột cá mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và sinh sản của vật nuôi.

Giun đất đỏ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, phát triển tốt trong môi trường chứa các chất hữu cơ khác nhau với khả năng biến đổi các vật chất phân hủy sinh học gấp 5 lần các loại giun khác. So với hầu hết các loại giun đất khác, giun đất đỏ có tốc độ sinh sản tương đối cao (3 ấu trùng giun/trứng), chu kỳ trưởng thành ngắn, và tỷ lệ chết thấp hơn. Giun đất đỏ có thể sống trong những môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ thấp, độc hại và nhiễm mặn. Nơi trú ngụ ngay bề mặt đất, tạo thuận tiện cho quá trình thu hoạch với chi phí sản xuất thấp, không tốn lao động cho giun ăn hay đào xới chất nền để thông khí. Quá trình nuôi giun đất đỏ khá đơn giản, năng suất cao.

 

Hệ thống sản xuất

Vermicompost là một quá trình đơn giản của công nghệ sinh học ủ phân, trong đó một số loài giun đất được sử dụng để tăng cường quá trình chuyển đổi chất thải và sản xuất ra với sản phẩm tốt hơn. Do đó, giun đất luôn là một phụ phẩm của quy trình vermicomposting cùng với phân giun ở dạng rắn và lỏng. Chế biến giun đất làm thành phần thức ăn cho cá còn phải phụ thuộc vào quy mô của hệ thống NTTS. Trong những hệ thống thâm canh nuôi thả mật độ ao, sử dụng thức ăn hoàn chỉnh; cần phải sản xuất được khối lượng lớn giun đất mới đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho các trại nuôi thủy sản. Tại Nhật Bản, hơn 3.000 nhà máy vermicompost cung cấp giun đất làm nguyên liệu thức ăn thủy sản cho các trại nuôi thâm canh như nuôi lươn (Anguilla japonica).

Trái lại, trong các hệ thống bán thâm canh, nuôi giun đất phụ thuộc vào mục đích sản xuất chính của hệ thống nuôi thủy sản đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, bột giun đất đỏ có thể thay thế 50% bột cá trong các hệ thống nuôi cá trôi Ấn Độ bán thâm canh. Phân trùn tạo ra một tác động tương tự phân hữu cơ gia súc lên hiệu suất chính của hệ thống nuôi thủy sản bán thâm canh. Phân trùn lỏng có thể được tận dụng làm thành phần trong các công thức thức ăn cho cá rô phi.

Nuôi giun đất trong nhà - Ảnh: ST

 

Quy mô công nghiệp

Sản xuất phân trùn quy mô công nghiệp được thực hiện chủ yếu để quản lý các chất rắn sinh học của ngành công nghiệp, nông nghiệp và các thành phố lớn. Từ khi vermicompost được bắt đầu tại Canada vào năm 1970, hàng loạt hệ thống sản xuất tiên tiến cũng được xây dựng ở nhiều quốc gia khác như Mỹ, Italia, Australia, Cuba, Philippines, Ấn Độ… Đặc điểm của hệ thống sản xuất phân trùn quy mô công nghiệp là đắp luống hoặc nuôi thay nước.Các hệ thống đắp luống với công nghệ đơn giản thường được sử dụng để ủ phân hữu cơ từ các loại phế phẩm cây trồng nông nghiệp và được biến đổi thành hệ thống vermicomposting tại nhiều quốc gia. Những vật liệu phân hủy sinh học được xếp thành hàng ngang hay dọc cao đến 1 m và sau đó được ghép với giun đất. Luống được tưới nước định kỳ để giữ ẩm và tùy thuộc vào thời tiết, các luống giun có thể được che đậy lại hoặc để hở. Cần phải có sàn bê tông để thu gom phân trùn lỏng dễ hơn.

Trong hệ thống nuôi thay nước (hoặc lớp đệm hở), giun đất được nuôi trong nhà bằng giá thể lớn, hình chữ nhật. Tại đây, giun đất thường được thu hoạch ít nhất 1 tuần/lần, sau đó lại bổ sung thêm thức ăn (ưa thích nhất là phân hữu cơ gia súc ủ cùng một số cây trồng, hạt lanh) trên bề mặt giá thể để thu hút giun bò lên trên.

 

Quy mô nhỏ

Nuôi giun quy mô nhỏ trong thùng nhựa hoặc hộp gỗ polyethylene. Giun đất thường được cho ăn bằng các loại thực phẩm thừa tận dụng trong gia đình. Khi thu hoạch, đổ cả thùng đất vào khay nhựa và thu lượm giun bằng tay.

Nuôi giun quy mô nhỏ tồn tại từ lâu đời và được coi là giải pháp nâng cao sản lượng cho các trại nuôi thủy sản bán thâm canh. Ví dụ, những hệ thống nuôi giun quy mô nhỏ có thể nâng cao năng suất cá chép lên tới 75% trong các hệ thống nuôi bán tham canh ở Việt Nam. Tại Ấn Độ, một hệ thống tích hợp nuôi trùn và nuôi cá cung cấp khối lượng giun đất và phân trùn làm phân bón hữu cơ trong các ao nuôi cá da trơn bán thâm canh.

Thức ăn thủy sản lý tưởngHầu hết những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, bột giun đất đỏ có thể thay thế 50% bột cá. Tuy nhiên, có một số báo cáoghi nhận tăng trưởng của cá bị giảm nếu tỷ lệ bổ sung giun đỏ trên 25% do chất chitin và mùi hôi của chất dịch ở khoang cơ thể giun làm giảm khả năng tiêu hóa và tính thèm ăn của cá. Nghiên cứu đã chứng minh,cá chép và cá rô sông Nile có tốc độ tăng trưởng riêng lần lượt 2 và 1,3 g/ngày khi được cho ăn bổ sung bột giun đất đỏ, thấp hơn so mức 2,2 và 2 g/ngày khi cá được ăn bột cá. Do đó, việc cần làm đó là nâng cao kỹ thuật thu hoạch.

Giun đất có tính nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, có thể tận dụng ánh sáng để chuyển vật nuôi từ lớp nền cũ sang mới trong suốt quá trình nuôi. Ngoài ra, do hàm lượng chitin trong giun đất phụ thuộc vào độ tuổi của giun, nên cần cải thiện hệ thống thu hoạchnhằm mục tiêu phân loại giun có độ tuổi trung bình; cũng cần phải có lớp giá thể nuôi giun kết cấu mềm và đầy đủ dinh dưỡng, giảm sự phát triển của chitin trong lớp vỏ ngoài của giun đất.

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102