Nguyên nhân là những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Cụ thể, Tây Ban Nha từ chối nhập khẩu 8 lô hạt hạnh nhân có xuất xứ từ Australia và được chế biến tại Việt Nam do chứa chất aflatoxin vượt mức cho phép.
Bỉ từ chối một lô hàng cá da trơn đông lạnh của Việt Nam.
Áo, Thụy Sĩ và Na Uy đưa sản phẩm cá tra philê, tôm và cá rô phi đông lạnh của Việt Nam vào diện giám sát với mức độ cảnh báo "chưa nghiêm trọng".
Pháp cảnh báo 1 lô hàng nhiễm chất cấm nghiêm trọng với một lô cá ngừ từ Việt Nam.
Việc nông sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của nông sản Việt.
Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp đôi trong năm 2017. Hiện thuỷ sản Việt vẫn chưa gỡ được "thẻ vàng" vào EU.
Trong giai đoạn những năm 2002-2013, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách các nước bị EU từ chối nhập khẩu 40% sản lượng (tiếp đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan).
Theo: SSI