7 NGUYÊN NHÂN KHIẾN TÔM CHẬM LỚN - NGƯỜI NUÔI CẦN BIẾT

Thứ hai, 14/10/2019 - 05:39 PM      747

Khi được hỏi thì 100% hộ nuôi tôm đều trả lời “Kỳ vọng lớn nhất của tôi cho vụ nuôi là: tôm nuôi phát triển tốt, nhanh lớn, cho năng suất cao, bán được giá”. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng đạt được kỳ vọng này. Trong mỗi vụ nuôi, bà con vẫn gặp phải tình trạng tôm chậm lớn, tệ hại hơn là tình trạng chậm lớn kéo dài làm giảm năng suất vụ nuôi khiến nhiều hộ nuôi không có lợi nhuận (thậm chí là lỗ vốn) khi thu hoạch. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn? và khi gặp phải tình trạng này chúng ta nên làm gì?

 Hiện tượng tôm chậm lớn được ghi nhận ở nhiều ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, kể cả quảng canh cải tiến, xuất hiện ở nhiều loài tôm khác nhau cả tôm thẻ lẫn tôm sú,… Sau đây là 7 nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn, còi cọc, kém năng suất bà con cần lưu ý:

 

1. Do con giống kém chất lượng

         Tôm giống kém chất lượng khi bố mẹ sinh sản nhiều hoặc do quá trình chăm sóc và vận chuyển chưa đúng cách. Do đó, khi lựa chọn giống bà con cần phải sàng lọc lựa chọn những con giống khỏe, bởi nhà sản xuất uy tín. Cần phải kết hợp sử dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra.

2. Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP

        Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc với các dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nặng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn. Nếu trường hợp này, bà con cần phải tách những con tôm còi ra khỏi ao nuôi bằng cách dùng rỏ tre nhỏ để dụ bắt tôm.

3. Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn

        Thả nuôi với mật độ dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh châm lớn ở tôm thẻ. Vì thế, bà con nên nuôi tôm thâm canh với mật độ thích hợp là dưới 100 con/ m2(ao đất) và 200 con/ m2 (ao bạt). Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa giúp tôm ăn khỏe và nước ao nuôi tốt.

4. Thức ăn không đảm bảo chất lượng

         Lựa chọn thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nơi quy định là một trong những nguyên nhân tôm giảm ăn, chậm lớn, khó phát triển. Bà con cần phải chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường.

5. Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng

         Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần.

6. Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng

       Vi bào tử trùng hay còn gọi là Enterocytozoon hepatopenaei là loại ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng hấp thu hết những chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm không đủ khả năng tăng trưởng và lột xác.

7. Bà con lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong phòng và trị bệnh

         Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giảm khả năng hấp thụ khiến tôm chậm lớn.
         Đây 7 nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn, hiện tượng này tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tôm nuôi nhưng làm giảm năng suất vụ nuôi – điều mà tất cả bà con đều không mong muốn. Do đó cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này kịp thời.
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÔM CHẬM LỚN BẰNG ĐẠI BỔ SIÊU TĂNG TRỌNG .
          Việc tìm kiếm sản phẩm tăng trọng giúp tôm nhanh lớn vừa an toàn, vừa hiệu quả đang được rất nhiều bà con quan tâm. Do đó, sử dụng  đang được xem là giải pháp hữu hiệu được rất nhiều bà con trên khắp cả nước tin tưởng và sử dụng.
          
 là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn bằng thảo dược, với các thành phần chính là Sorbitol, Nhân sâm, Thục địa, Sâm ngọc linh,...và một số thảo dược quý.
         Sản phẩm này có công dụng: Tăng trọng nhanh, tăng cường sinh lực, giúp tôm nhanh lớn, chống ốp thân, hồi phục sức khỏe sau khi bệnh, dùng thuốc thường xuyên sẽ giảm1/4 thời gian nuôi.
 
 
 
 
- Ổn định môi trường ao nuôi, điều chỉnh hàm lượng oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm phù hợp. Thay nước định kỳ, duy trì chế độ quạt nước, mực nước hợp lý (trên 1,2 m).
-  Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên tôm nuôi, khi xảy ra dịch bệnh cần xác định đúng nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng giúp tôm tiêu hóa tốt: men tiêu hóa. Đặc biệt, thường xuyên cho tôm ăn các sản phẩm thảo dược của cty Trường Sinh để tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho tôm.

Trên là 7 nguyên nhân làm tôm chậm lớn thường găp. Để ngăn ngừa tình trạng này, Ngoài việc sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, bà con cần đưa tôm tới các cơ sở kiểm tra định kỳ.
Tags:
Ý kiến của bạn
Tin nổi bật
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102
Quản lý yếu tố môi trường trong ao nuôi
Thứ sáu, 13/09/2024 - 09:15 AM
131
Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm
Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14 AM
142
Tin xem nhiều
Dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn
Thứ hai, 28/10/2024 - 09:30 AM
102