Bên cạnh những rủi ro đó, việc dùng kháng sinh phòng bệnh cũng mắc những sai lầm như sau:
1. Kháng sinh dùng để chữa bệnh chứ không phải phòng bệnh
Chẳng hạn người khỏe mạnh thì không bao giờ mua kháng sinh về uống định kỳ để phòng bất cứ bệnh gì. Việc phòng bệnh bằng kháng sinh làm cho việc chữa trị bệnh tôm không thể thực hiện được khi có bệnh thực sự xảy ra, cho dù đó là bệnh đơn giản và không khó chữa như phân trắng. Thực tế, nhiều năm trở lại đây, bệnh phân trắng cũng chết cấp tính, đó là một chỉ thị rõ ràng cho việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng.
2. Kháng sinh không giúp đường ruột tôm tốt hơn
Ngược lại nó có nguy cơ làm chậm tăng trưởng nếu dùng không đúng cách, thậm chí không thể tiếp tục tăng trưởng sau khi hết bệnh.
3. Kháng sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của đất nước.
Đặc biệt xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Úc và châu Âu. Ngày nay, các thiết bị phát hiện kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu nhạy hơn và có thể phát hiện dư lượng ở mức cực kỳ thấp. Bên cạnh đó, Trung Quốc - một quốc gia tăng trưởng mạnh về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam - ngày càng khó khăn hơn bằng những quyết sách ngăn chặn nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch sắp tới.
4. Khó dùng kháng sinh đúng cách và giải quyết được vấn đề mong muốn.
Phần lớn các sản phẩm kháng sinh trôi nổi trên thị trường hiện nay không có nguồn gốc rõ ràng, thiếu kiểm chứng về thành phần, hàm lượng… dẫn đến việc khó có thể dùng kháng sinh đúng cách và giải quyết được vấn đề mong muốn.
Thay thế kháng sinh
Việc thay thế kháng sinh bằng sản phẩm an toàn, hợp pháp trong phòng bệnh cho tôm là nhiệm vụ cấp thiết và tối quan trọng. Phần lớn người nuôi đều hiểu về những tác hại khi dùng kháng sinh và họ luôn mong muốn nói KHÔNG với kháng sinh trong vụ nuôi của mình. Tuy vậy, nuôi tôm là nghề nghiệp, là gia tài và sự kỳ vọng kinh tế của gia đình, chưa kể việc không có một sản phẩm đủ sức thay thế kháng sinh trước đây, cho nên mong muốn trên không phải dễ dàng thực hiện. Theo:truongsinhgialai.com