Gạo ST 24- vừa được vinh danh Gạo ngon nhất thế giới |
Giống lúa ST24 của Việt Nam do nhóm Sản xuất Gạo Chất lượng cao tại Sóc Trăng của kỹ sư Hồ Quang Cua, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương và Tiến sỹ Trần Tấn Phương lai tạo.
Đây là giống lúa cao sản có thể trồng 2-3 vụ/năm (gạo thơm Thái Lan là lúa mùa dài ngày chỉ trồng được 1 vụ/năm).
Gạo ST24 có hạt dài trắng tinh, dẻo, có mùi thơm dứa được ưa chuộng bởi ngày càng nhiều người tiêu dùng. Hội đồng giám khảo nhất trí cao trong đợt thi gạo ngon năm nay khi đánh giá gạo Viêt Nam ST24.
Đây là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tại Manila, Philippines từ ngày 10 đến 13-11. Gạo ST25 của VN đã vượt qua gạo của các nước như Thái Lan, Campuchia để lần đầu tiên nhận giải thưởng cao nhất của cuộc thi này sau 10 lần tổ chức cuộc thi trong 10 năm qua.
Cuộc thi bình chọn gạo ngon nhất thế giới được tiến hành bởi các đầu bếp quốc tế, những người sẽ kiểm tra cảm quan của gạo trước khi nấu cơm và độ ngon của cơm và chọn ra loại gạo thắng cuộc.
Dù Việt Nam có lợi thế về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa thu hoạch hàng năm khoảng trên 40 triệu tấn, xuất khẩu 5-7 triệu tấn/năm luôn đứng ở vị trí hàng đầu, nhưng giá trị thường thấp nhất nhì trên thế giới.
Điều này khiến gần 20 triệu nông dân vùng ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất cả nước, chiếm 99% số lượng gạo xuất khẩu của nước ta - năm nào cũng thấp thỏm lo âu về đầu ra của lúa gạo, thu nhập bấp bênh.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm nay, gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc giảm tới 67%. Trung Quốc cũng không còn nằm top thị trường xuất khẩu nhiều nhất của gạo Việt Nam.
Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận năm nay thị trường có sự thay đổi đột biến. Trung Quốc vốn nhập khẩu tới 2 triệu tấn gạo mỗi năm thì từ đầu năm 2019 đến nay mua chưa tới 400.000 tấn, thị trường 1,4 tỷ dân này hiện chỉ chiếm hơn 8% tổng giá trị xuất gạo của Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho thấy, gạo Việt Nam xuất khẩu đang sụt giảm mạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,56 triệu tấn và 2,43 tỷ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng lại giảm tới 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Điều đáng nói, gạo 5% tấm của Việt Nam từ 330-340 USD/tấn tăng lên 350 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn) - đứng ở mức cao nhất trong 2 tháng qua, song vẫn thua giá gạo 5% tấm cùng loại của Ấn Độ (365-370 USD/tấn) và Thái Lan (395-400 USD/tấn).
Xét về thị trường xuất khẩu, gạo Việt xuất khẩu sang 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng đa phần ở phân khúc thấp, gạo giá rẻ.
Để đưa được gạo vào các thị trường khó tính, để làm được thương hiệu gạo, nâng cao giá trị hạt gạo, nông dân cần tham gia các hợp tác xã. Bởi, doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất trên quy mô lớn, sản phẩm làm ra sẽ có chất lượng đồng đều, truy xuất được nguồn gốc, có nguồn hàng ổn định…
Về lâu dài, tới đây Việt Nam cần giảm diện tích trồng lúa, thay bằng các đối tượng nuôi trồng, sản xuất khác đang rất hiệu quả. "Chúng ta vẫn giữ vững an ninh lương thực và xuất khẩu một phần phù hợp. Ngoài ra, vấn đề cần quan tâm tiếp theo là tổ chức lại thị trường trong nước để đảm bảo gạo có chất lượng, bao bì, khả năng cung ứng tốt", Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói.