Theo báo cáo của các địa phương, nhiều vùng nuôi đã xuất hiện hiện tượng tôm bị còi cọc, chậm lớn; nhiều trường hợp tôm bị kết hợp với bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính gây thiệt hại lớn về kinh tế của người nuôi tôm. Cục Thú y và cơ quan chuyên môn của địa phương đã tổ chức giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây hiện tượng tôm bị còi cọc, chậm lớn là do Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và virus Monodon baculovirus (MBV), trong đó EHP được xác định là nguyên nhân chính; kết hợp với một số bệnh nguy hiểm khác làm chết nhiều tôm.
Tôm bị bệnh EHP
EHP là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh là không hiệu quả; việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh.
Để phòng, chống dịch bệnh, các địa phương và đơn vị thực hiện các biện pháp tổng hợp theo quy định của Bộ NN&PTNT; cùng đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống, cơ sở nuôi và trong suốt quá trình nuôi.
Theo:tapchithuysanvietnam