6 bệnh do ký sinh trùng trên cá mú và cách phòng trị

Thứ tư, 29/04/2020 - 03:01 PM      1454

Dưới đây là những bệnh phổ biến xảy ra trên cá mú do ký sinh trùng mà chủ yếu là do các nguyên sinh động vật (Protozoans) gây ra và đề xuất hướng xử lý cần thiết, giúp người nuôi phòng tránh và điều trị tốt hơn khi cá mắc bệnh.

Cá mú
Ký sinh trùng là bệnh phổ biến trên cá mú.

1. Bệnh Amyloodioniosis

Amyloodioniosis còn được gọi là “bệnh nhung” vì bề mặt cơ thể của cá mú đôi khi có mảng màu xám đặc trưng trên da và mang. Bệnh là do một động vật nguyên sinh có tên là Dinoflagellate gây ra. 

Dinoflagellates là nhóm ký sinh trùng “vi mô protozoan”. Hầu hết chúng là các sinh vật phù du ở biển, nhưng chúng cũng thường sống trong các môi trường nước ngọt. Quần thể của chúng phân bố tùy thuộc vào nhiệt độ, độ mặn mặt biển, hoặc độ sâu. Bệnh đã được báo cáo tại Malaysia và Indonesia ảnh hưởng đến 2 giống cá mú là Epinephelus spp. và Cromileptes altivelis.


Amyloodinium ocellatum thuộc nhóm Dinoflagellates trên mang của giống cá mú Cromileptes altivelis. (Zafran et al., 2000)

Biểu hiện bệnh: Nhóm nguyên sinh động vật này gây ra các bản da mất sắc tố, xuất hiện “bụi” sần trên bề mặt cơ thể và mang, tiết chất nhầy quá mức. Cá bị ảnh hưởng do chà xát cơ thể của nó để chống lại các protozoas bám trên bề mặt và biểu hiện bơi bất thường ở mặt nước, thở gấp và chuyển động bơi không nhịp nhàng. Cá chen chúc nhau ở mặt nước hoặc gần nguồn sục khí. Ngoài ra còn có sự tối màu của cơ thể và mang có màu nhạt. Xuất huyết cục bộ và tăng nhịp hô hấp cũng được ghi nhận trên cá bệnh. Nếu tiến triển nhiễm trùng nặng, sự phân hủy các mô bị tổn thương có thể gây tử vong cao trong đàn cá.

Biện pháp phòng, trị: Bệnh do ký sinh trùng này gây ra có thể được ngăn chặn thông qua việc lọc nước nuôi hoặc khử trùng bằng tia cực tím. Con giống mới phải được kiểm dịch. Tắm nước ngọt cho cá sẽ khiến ký sinh trùng rơi ra khỏi da và mang. Ngoài ra, các phương pháp tắm hóa chất được khuyến nghị như: 0,5 ppm đồng sulfate (CuS04) trong 3-5 ngày, hoặc 200 ppm formalin trong 30-60 phút, bể tắm phải được sục khí mạnh. Cá đã xử lý phải được chuyển đến bể sạch, không có ký sinh trùng trong khoảng thời gian 3 ngày để kiểm soát trước khi thả lại đàn.

2. Bệnh Cryptocaryonosis

Cryptocaryon là loài ký sinh quan trọng nhất trong nghề nuôi cá mú vì chúng có thể giết sạch đàn cá nuôi. Chúng có hình quả lê kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Cơ qua bị nhiễm: bề mặt thân, mắt cá, mang ... Bệnh đã được báo cáo ở nhiều nơi như: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, ... chủ yếu xuất hiện trên các loài cá mú Epinephelus bontoides, E. coioides, s E. malabaricus, E. tauvina và Cromileptes altivelis. Cryptocaryon xuất hiện trên cá khi mật độ cá nuôi quá cao, nhiệt độ nước giảm, cá bị sốc.

Biểu hiện bệnh: Ký sinh trùng biểu hiện dưới dạng các đốm trắng hoặc xám trên bề mặt cơ thể và mang. Cá bị bệnh có biểu hiện biếng ăn, lờ đờ, hành vi bơi lội bất thường, cơ thể sẫm màu, xuất huyết trên bề mặt da hoặc biểu mô mờ đục. Cá bị nhiễm bệnh nặng có biểu hiện suy hô hấp, cơ thể tiết nhiều chất nhầy và chà xát cơ thể vào các vật thể khác, hành động này làm xói mòn da có thể dẫn đến loét và dễ bị nhiễm trùng thứ cấp.


Đốm trắng trên bề mặt cơ thể của cá mú (giống Epinephelus tauvina) bị nhiễm Cryptocaryon irritans (Chong và Chao, 1986).


Ký sinh trùng bám trên mang cá (Zafran, 1998)

Phòng và điều trị: Người nuôi có thể trị bệnh cho cá bằng cách duy trì tắm cá trong nước ngọt trong khoảng 1 giờ, từ 2-3 ngày hoặc xử lý với 0,5 ppm đồng sulfate trong 5-7 ngày, có sục khí mạnh. Nước xử lý tắm cá phải được thay hàng ngày. Cá sau khi điều trị phải được chuyển sang bể không có ký sinh trùng, từ 2-3 lần trong khoảng thời gian 3 ngày, trước khi thả lại bầy.

3. Bệnh Trichodiniosis

Bệnh Trichodiniosis hoặc bệnh nhiễm trùng do protozoan Trichodina gây ra là một bệnh ký sinh phổ biến trong hệ thống nuôi cá mú thâm canh. Bệnh lý này đã được ghi nhận ở nhiều nơi, như: Brunei Darussalam, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan... và lây nhiễm ở các giống cá mú Epinephelus bleekeri, E. bontoides, E. coioides, E. malabaricus, E. suillus, E. tauvina  Cromileptes alteelsis. Trichodina có thân hình dĩa, kích thước 100mm (đường kính thân), lông tơ mọc bao quanh thân. Ký sinh trùng phá huỷ mô của ký chủ, cá tiết ra dịch nhày bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp. Trichodina nhiễm vào cá khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, ít thay nước, chất lượng nước kém.


Ảnh chụp Trichodia sp. Dưới kính hiễn vi, phóng đại x400

Biểu hiện bệnh: Cá bị nhiễm bệnh tiết nhiều chất nhầy trên bề mặt cơ thể và mang, vây cá sờn, mang nhạt màu. Cá bị nhiễm nặng sẽ chà xát cơ thể nhầm chống lại ký sinh trùng bám vào. Cá yếu trong thời kỳ nhiễm trùng.


Trichodina sp. ở cá mú giống Epinephelus coioides: hình a) bám trên bề mặt cơ thể và hình b) bám trên sợi mang.

Phòng trị bệnh: Phương pháp được khuyến nghị để điều trị và kiểm soát là tắm cá với nước ngọt trong 1 giờ, trong 3 ngày hoặc tắm với 200 ppm formalin cho 30-60 phút, sục khí mạnh hoặc 25-30 ppm formalin cho 1-2 ngày.

4. Bệnh Brooklynelliosis 

Bệnh Brooklynelliosis gây ra bởi protozoas Brooklynella có hình quả thận, kích thước 60 m, trên thân có những hàng lông tơ mọc song song. Bệnh xuất hiện khi nuôi mật độ ca, chất lượng nước kém, cá bị căng thẳng.

Biểu hiện bệnh: Cá bị ảnh hưởng bởi bệnh này thường chà xát cơ thể vào các vật cứng nhằm loại bỏ ký sinh. Brooklynella gây tổn thương ở da trên diện rộng và xuất huyết dưới da sau khi sinh trùng đã gắn vào da và mang.


Cá mú Epinephelus tauvina mắc bệnh Brooklynelliosis biểu hiện tổn thương diện rộng trên bề mặt cơ thể và chảy máu dưới da (Chong và Chao, 1986).

Phòng trị bệnh: cá nhiễm bệnh có thể điều trị bằng phương pháp tắm nước ngọt trong 1 giờ trong 3 ngày, hoặc 100-200 ppm formalin trong 30-60 phút cho 2-3 ngày đồng thời kết hợp sục khí mạnh.

5. Bệnh Renal Sphaerosporosis 

Renal Sphaerosporosis là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi Myxosporean endoparaitic. Myxosporeans là các động vật nguyên sinh siêu nhỏ sống ký sinh bắt buộc trong khoang nội tạng và mô của cá, do đó, chúng không thể tồn tại bên ngoài vật chủ. Trong đó, Sphaerospora epinepheli là loài gây bệnh phổ biến nhất, có kích thước bào tử 8,7x8,2pm, chứa hai viên nang hình cầu.

 

Biểu hiện của bệnh: Cá bị nhiễm bệnh có trạng thái bơi không cân bằng, nổi hoặc lộn ngược, một số bị xuất huyết trên miệng và bề mặt cơ thể. Hoặc có thể bị xuất huyết ở bàng quang và bụng sưng lên. Các bào tử của ký sinh trùng xâm nhập và phá hủy thận, gan, túi mật, ruột, lách và tế bào máu của cá mú. Gây hoại tử trong biểu mô ống và tiểu thể thận của thận. Cá bị ảnh hưởng có thể dễ bị các mầm bệnh cơ hội khác.


: Ghi nhận thấy các bào tử của ký sinh trùng trong thận của cá mú nhiễm bệnh.

Phòng trị bệnh: Phương pháp phòng ngừa tối ưu nhất là kiểm soát tốt con giống và thay nước thường xuyên. Nước nhiễm bệnh không nên được sử dụng để nuôi cá. Xử lý tia cực tím nước chảy vào, có thể kiểm soát giai đoạn nhiễm trùng. Cá thể bị nhiễm bệnh phải được loại bỏ.

6. Bệnh Microsporidiosis 

Các ký sinh trùng gây hình thành các nốt nhỏ trên mô bị ảnh hưởng và chứa đầy các bào tử hình quả lê. Hai loài gây bệnh phổ biến là Glugea sp. và Pleistophora sp. đã được ghi nhận trên cá mú.


Ký sinh trùng xuất hiện ở cơ quan tiêu hóa của cá mú.

Biểu hiện bệnh: Ký sinh trùng có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của cá. Cá bị nhiễm bệnh có bụng sưng lên. Xuất hiện các nốt sần màu nâu đến đen có kích thước khác nhau ở các mô mỡ và các cơ quan nội tạng.


Cá nhiễm bệnh có biểu hiện các nốt sần ở mô, do Glugea sp. gây ra.


Các u nang màu nâu đen (mũi tên) trên nhu mô của các cơ quan tiêu hóa của cá mú.

Phòng trị bệnh: Thay nước thường xuyên, cách ly và tiêu hủy cá bị nhiễm bệnh, khử trùng hệ thống nuôi bằng dung dịch clo hoặc iốt, tránh cho ăn bằng cá tạp bị nhiễm bẩn, là một số phương pháp phòng ngừa bệnh Microsporidiosis.
Theo:tepbac.com

Tags:
Ý kiến của bạn